Thế giới Thế giới
Áo, Đức kêu gọi EU kéo dài thời gian kiểm soát biên giới
TTH.VN - Áo và Đức hôm 30/4 nói rằng, họ đã thảo luận với cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu (EU) về việc mở rộng hoạt động kiểm soát biên giới tạm thời được bắt đầu hồi năm ngoái nhằm giúp ngăn chặn dòng người tị nạn.
![]() |
Một trạm xăng ở khu vực Idomeni, biên giới phía bắc Hy Lạp trở thành trại tạm trú của người tị nạn. Ảnh: AP |
Được biết, các biện pháp kiểm soát biên giới tạm thời đã được thực hiện nhằm tránh khả năng "một mối đe dọa nghiêm trọng đối với chính sách công cộng, an ninh nội bộ" sẽ chính thức hết hạn vào ngày 12/5 tới đây.
"Tôi có thể xác nhận rằng, chúng tôi đang có các cuộc thảo luận với Ủy ban châu Âu và các đối tác châu Âu của chúng tôi về vấn đề này", người phát ngôn Bộ Nội vụ Áo Karl-Heinz Grundboeck nói với AFP.
Các nước thành viên cần "tiếp tục thực hiện hoạt động kiểm soát trên biên giới của họ", Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maiziere cho biết trong một tuyên bố bằng văn bản gửi cho tờ AFP.
"Ngay cả khi tình hình dọc theo tuyến đường Balkan hiện đang khá ổn định, chúng tôi đang quan sát sự tiến triển của tình hình trên biên giới bên ngoài cùng những lo ngại", ông Thomas de Maiziere nhận định.
Trong khi đó, Bộ trưởng Nội vụ Áo Wolfgang Sobotka cho hay, các trạm kiểm soát dọc theo biên giới Hungary đã được tăng cường vào cuối tháng 4 vừa qua, sau khi "hoạt động buôn người có dấu hiệu gia tăng. Bên cạnh đó, sự ra đời của một hệ thống quản lý biên giới phối hợp với các nước láng giềng của chúng tôi là bước đầu tiên trong sự chỉ đạo của một giải pháp chung của châu Âu".
Phát biểu được ông Wolfgang Sobotka đưa ra sau khi truyền thông Đức báo cáo rằng, một số quốc gia EU đã kêu gọi Brussels gia hạn hoạt động kiểm soát tạm thời trong khu vực miễn thị thực Schengen trong vòng ít nhất 6 tháng.
Cuối tháng 9 năm ngoái, EU chính thức cho phép các thành viên của khối áp dụng các hạn chế ở biên giới, sau khi hàng trăm ngàn người tị nạn bắt đầu đi bộ lên vùng Balkan từ Hy Lạp về phía tây và phía bắc châu Âu. Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức và Thụy Điển đều kiểm soát chặt biên giới của họ trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tị nạn lớn nhất khu vực kể từ khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc.
Thanh Ngân (Lược dịch từ AFP & Breitbart)
- Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo (12/04)
- Ấn Độ vượt Brazil, trở thành nước có số ca nhiễm cao thứ 2 thế giới (12/04)
- IMF nâng dự báo tăng trưởng cho khu vực Trung Đông và Bắc Phi (12/04)
- Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến (12/04)
- Đức: Lãnh đạo CDU và CSU muốn ứng cử chức thủ tướng (12/04)
- Châu Á: Nhiều doanh nghiệp chuyển sang bao bì có thể ăn được (11/04)
- Ít nhất 7 người thiệt mạng do động đất mạnh ngoài khơi Indonesia (11/04)
- Mất cân bằng về vaccine COVID-19 giữa nước giàu và nước nghèo (10/04)
-
Ấn Độ vượt Brazil, trở thành nước có số ca nhiễm cao thứ 2 thế giới
- Việt Nam - “con hổ mới” của ASEAN về năng lượng tái tạo
- Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến
- Đức: Lãnh đạo CDU và CSU muốn ứng cử chức thủ tướng
- IMF nâng dự báo tăng trưởng cho khu vực Trung Đông và Bắc Phi
- Châu Á: Nhiều doanh nghiệp chuyển sang bao bì có thể ăn được
- Ít nhất 7 người thiệt mạng do động đất mạnh ngoài khơi Indonesia
- Thủ tướng Nhật Bản hoàn thành tiêm vaccine Covid-19, chuẩn bị gặp Tổng thống Mỹ
- Singapore chấp nhận hộ chiếu vaccine kỹ thuật số từ tháng tới
- COVAX đặt mục tiêu triển khai vaccine Covid-19 tại hơn 100 nước trong vài tuần tới
-
Thủ tướng Nhật Bản hoàn thành tiêm vaccine Covid-19, chuẩn bị gặp Tổng thống Mỹ
- Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ vận động chống kỳ thị với người gốc Á
- Việt Nam kêu gọi tăng nỗ lực thực hiện hiệp định hòa bình tại Mali
- Ai Cập: Giao thông hàng hải dọc kênh đào Suez 'tuyệt đối an toàn'
- IMF với các đề xuất khắc phục làn sóng phá sản doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Singapore chấp nhận hộ chiếu vaccine kỹ thuật số từ tháng tới
- Ấn Độ cấm xuất khẩu thuốc kháng virus Remdesivir khi ca mắc COVID-19 tăng đột biến
- Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN
- Canada và ASEAN đẩy mạnh quan hệ hợp tác
- Mất cân bằng về vaccine COVID-19 giữa nước giàu và nước nghèo