ClockThứ Sáu, 27/07/2018 14:44

ASEAN: Chìa khóa cho an ninh lương thực toàn cầu

TTH.VN - Dân số toàn cầu được dự kiến ​​sẽ chạm mốc 8 tỷ người trong vòng 12 năm. Đến năm 2050, con số này sẽ đạt 9 tỷ người. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể nắm giữ chìa khóa để cung cấp lương thực cho số lượng người chưa từng có này.

Giải pháp thông minh ở các thành phố ASEAN giúp cải thiện chất lượng cuộc sốngASEAN+3 thông qua chiến lược đảm bảo an ninh lương thựcKhông nắm được cách mạng công nghiệp 4.0, ASEAN sẽ tụt hậuFAO: Nhập khẩu lương thực toàn cầu tăng gấp 3 lần kể từ năm 2000Giá lương thực thế giới giảm lần đầu tiên trong năm 2018

Khách hàng mua rau củ tại một khu chợ ở thành phố Quezon, Philippines. Ảnh: AFP

Trước tiên, sản lượng cây trồng cần có giá trị dinh dưỡng cao, phong phú và suy thoái môi trường ở mức tối thiểu trong sản xuất. Trước khi giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, có một loạt những thách thức khác cần được khắc phục.

Các sản phẩm khác nhau cần được lưu trữ an toàn nhằm làm giảm lãng phí. Cơ sở hạ tầng để thu hoạch gạo, sắn, cà phê, đậu nành và đậu phộng thông qua các cơ sở chế biến và đóng gói một cách nhanh chóng cũng phải được cân nhắc. Do đó, việc soạn thảo các thỏa thuận về giá thực phẩm mang lại lợi chung cũng cần thiết để giảm thiểu tác động của các chính sách bảo hộ hiện có.

Những thoả thuận hiện đang có hiệu lực là các hiệp định cấp vĩ mô như Hiệp định Dự trữ an ninh lương thực ASEAN, một thỏa thuận giữa các quốc gia thành viên nhằm dự trữ và chia sẻ gạo trong giai đoạn dự phòng, “Khung An ninh lương thực tổng hợp ASEAN” (AIFS), và Kế hoạch hành động chiến lược về an ninh lương thực ASEAN (SPA-FS). Kế hoạch này được thực hiện bởi Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) thông qua Quan hệ Đối tác khoa học lúa gạo toàn cầu (GRiSP).

Chuyển đổi nông nghiệp

Không chỉ GRiSP có sự tham gia của hàng trăm nhà khoa học đến từ khắp nơi trên thế giới, mà tại Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp và Lâm nghiệp ASEAN được tổ chức hồi tháng 9/2013 tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, các quan chức cấp cao đã nhất trí hợp tác với IRRI để đảm bảo các nguồn lực cần thiết, nhằm thực hiện GRiSP trên toàn khu vực ASEAN.

Một báo cáo gần đây của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) cũng cho rằng, nhu cầu lương thực toàn cầu có thể tăng tới 40% đến năm 2050. WEF đã thiết lập một chương trình gọi có tên Diễn đàn Tăng trưởng châu Á ("Grow Asia"), hợp tác với Ban thư ký ASEAN. Mục đích là tạo ra nhiều quan hệ đối tác với sự tập trung đặc biệt vào việc hỗ trợ các nông hộ nhỏ.

Theo tờ The ASEAN Post, việc gia tăng đầu tư, chuyển giao tri thức, bao trùm tài chính và tiếp cận thị trường cho nông dân sẽ làm tăng cơ hội thu lợi nhuận của Đông Nam Á từ nhu cầu ngày càng tăng trên toàn cầu. Để đảm bảo sự thúc đẩy bền vững, bất kỳ sự hợp tác nào giữa các Chính phủ, các công ty, tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự, tổ chức nông dân và các nhà nghiên cứu phải được lãnh đạo và hỗ trợ bởi các Bộ Nông nghiệp ở các quốc gia liên quan.

Ngoài ra, cũng nên xem xét nhiều mối liên kết giữa thương mại quốc tế và an ninh lương thực. Các chính sách ảnh hưởng đến xuất khẩu và nhập khẩu thực phẩm là một chặn đường lâu dài và phức tạp để xác định giá bán, cũng như tiền lương và thu nhập của người lao động ở thị trường trong nước.

Bản thân thương mại không phải là mối đe dọa hay thuốc chữa bách bệnh khi nói đến an ninh lương thực, nhưng tất cả các cơ hội và rủi ro cần được đánh giá chi tiết để đảm bảo kết quả lâu dài và mang lại lợi ích chung.

Những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng

Bên cạnh đó, một báo cáo năm 2017 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc (FAO) nói rằng, toàn bộ khu vực ASEAN tăng năng suất nông nghiệp với tốc độ trung bình hàng năm là 2,2%/năm kể từ năm 1991.

Động lực chính là việc sử dụng đất tăng lên. Trên khắp khu vực Đông Nam Á, đất nông nghiệp tăng gần 40% từ năm 1980 đến năm 2014. Trong khi những thay đổi này góp phần tăng thu nhập cho những người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, với những tác động tích cực đến giảm nghèo đói và an ninh lương thực, sự mở rộng này cũng không thể không tính đến chi phí đáng kể đối với môi trường.

Một yếu tố quan trọng khác là vai trò của nghiên cứu và phát triển nông nghiệp và các hệ thống đổi mới. Những điều này sẽ ngày càng trở nên quan trọng đối với tương lai của phát triển nông nghiệp trong thập kỷ tới, bởi khối lượng cao hơn được yêu cầu khi nguồn tài nguyên lại khan hiếm hơn.

FAO nhấn mạnh, việc cung cấp các dịch vụ giáo dục và y tế công cộng sẽ rất quan trọng đối với nông dân để họ có thể hoạt động trong một ngành công nghiệp ngày càng phức tạp và có nhiều kiến ​​thức chuyên sâu.                                                      

Ngoại trừ Malaysia, các quốc gia Đông Nam Á có xu hướng tương đối kém đối với nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, sự tiếp cận của nông dân đối với tài chính và chất lượng cơ sở hạ tầng nông nghiệp. Kết quả cho thấy, so với các ngành khác, ngành nông nghiệp ở khu vực Đông Nam Á thực sự chưa được cung cấp đầy đủ hàng hóa công cộng và các dịch vụ kinh tế khác.

ASEAN có tiềm năng trở thành giỏ thực phẩm của thế giới. Tuy nhiên, để điều này xảy ra, cần có một nỗ lực phối hợp từ tất cả các bên liên quan để đảm bảo các mục tiêu cùng có lợi được thực hiện.

Lê Thảo (Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8% lên 5.060 tỷ USD trong năm 2024

Theo dự báo mới nhất của Công ty Tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin Gartner, chi tiêu cho ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới trong năm nay dự kiến sẽ đạt tổng cộng 5.060 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2023. Con số này cao hơn so với dự báo tăng trưởng 6,8% được đưa ra hồi tháng 1 và đưa chi tiêu CNTT toàn cầu đi đúng hướng để vượt ngưỡng 8.000 tỷ USD trước năm 2030.

Chi tiêu CNTT toàn cầu dự báo tăng 8 lên 5 060 tỷ USD trong năm 2024

TIN MỚI

Return to top