ClockThứ Năm, 23/04/2020 15:07

ATM gạo - PR?

TTH - Kể từ khi xuất hiện đại dịch COVID-19, lần đầu tiên tôi thấy ở Huế mình xuất hiện làn sóng thiện nguyện, một việc làm thường chỉ có các doanh nghiệp hay doanh nhân, các vị mạnh thường quân… nhưng nay đã và đang lan tỏa đánh thức sự tử tế của cả cộng đồng, trong đó có tầng lớp thu nhập chỉ ở mức “đủ ăn” như hàng ngũ giáo chức, văn nghệ sĩ nhưng đã “xắn tay” vào cuộc.

Hỗ trợ gói an sinh xã hội: Ưu tiên đối tượng yếu thế“ATM gạo” hoạt động, chia sẻ khó khăn với người nghèo3 “ATM gạo” sẽ hoạt động cùng lúc vào sáng 14/4

Xếp hàng  tại cây ATM gạo 70 Nguyễn Huệ - Huế

Ví như mới đây, thầy giáo dạy văn, dạy võ Nguyễn Văn Dũng đã quyên góp hàng trăm triệu đồng rồi phối hợp tổ chức phân phát gạo cho người nghèo hay Hội Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế ít nhất đã có 3 đợt trao quà cho người nghèo, người mất nguồn thu nhập do nghỉ việc không lương từ nguồn đóng góp của văn nghệ sĩ và tiền ủng hộ sau khi bán đấu giá tranh, góp phần đánh thức sự tử tế của cả dân tộc đùm bọc nhau trong cảnh "Bầu ơi thương lấy bí cùng"…

Cùng tồn tại với hình thức quen thuộc (về các xã, phường để phân phát), trong mùa đại dịch này, lần đầu tiên Huế và nhiều địa phương trong cả nước đã xuất hiện các cây “ATM gạo” nhằm hỗ trợ người dân nghèo vốn đang bị tác động bởi những biện pháp về giãn cách xã hội nhằm kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh. Việc làm này được phần lớn người dân đồng tình bởi có gạo ngay lập tức (dù phải xếp hàng theo thứ tự - chờ) và đáp ứng yêu cầu về phòng, chống dịch.

Khi những cây ATM gạo này vận hành, ít nhất tôi đã đến 2 lần và thấy, không chỉ người nghèo ở Huế mà bà con ở Hương Thủy, Phú Vang nghe có gạo miễn phí cũng tìm đến.

Có người đi nhận gạo ở Thủy Bằng nói: “Cháu đi rửa chén bát thuê. Nhà hàng đóng cửa nên mất thu nhập, rất khó khăn”. Với chị, 2 kg gạo nhận được từ những tấm lòng thiện nguyện, lúc này quả quý hơn vàng.

Thế nhưng đã có người thay vì góp gạo giúp đỡ người  nghèo hay động viên, khuyến khích lại rỗi hơi dè bỉu khi nhẫn tâm buông lời “qua hình ảnh ở một số ATM tôi nhận thấy có cả hơi hướng, màu sắc PR”.

PR (Public Relations - tạm dịch là quan hệ công chúng), là hoạt động của một nhóm người thuộc một cơ quan tổ chức hay doanh nghiệp nào đó chủ động quản lý các quan hệ giao tiếp cộng đồng để tạo dựng và giữ gìn hình ảnh tích cực của công ty, tổ chức mình với khách hàng.

Ở đâu tôi không biết nhưng tại Huế, theo tìm hiểu của tôi (các báo đã thông tin), thì những cây "ATM gạo" này được thực hiện từ ý tưởng của các giảng viên các trường: Đại học Phú Xuân, cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế, cao đẳng Công nghiệp Huế và được Công ty TNHH MTV Giải pháp Công nghệ 1A hỗ trợ và lắp đặt máy.

Tôi không rõ những cái tên vừa dẫn (các giảng viên) PR ở điểm nào? Trên thực tế, việc làm của họ  dù có “màu sắc PR” đi nữa, thì cũng đáng cổ vũ vì nó PR cho sự tử tế, một sự tử tế cần được đánh thức trong mỗi con người.

Trong chiến tranh, Tố Hữu đã từng viết: "Dẫu một cây chông trừ giặc Mỹ/Hơn nghìn trang giấy luận văn chương” nhằm cỗ vũ cho hành động thiết  thực khi đất nước cần.

Không làm gì cho dân cho nước thì xin im lặng. Đừng làm nản những tấm lòng.

Không tự dưng mà những cây “ATM gạo” tại Việt Nam được Hãng CNN, Reuters và nhiều tờ báo như: USNews, New York Post, British Herald, Bangkok Post, UAE’s Gulf News, Australia’s ABC News… đăng tải ca ngợi, trong đó tờ International Business Times bày tỏ sự ấn tượng về cây “ATM gạo” tại Việt Nam và ví đây là “một cách khéo léo” để hỗ trợ những người gặp khó khăn vì dịch bệnh.

Bài, ảnh: Hữu Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top