ClockThứ Năm, 06/08/2020 10:44

BN 651 tử vong vì viêm phổi, suy hô hấp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường type 2 và COVID-19

Bệnh nhân số 651 tử vong vì viêm phổi, suy hô hấp trên nền suy thượng thận mạn tính, đái tháo đường type 2 và COVID-19. Đây là ca tử vong thứ 9 ở các bệnh nhân mắc COVID-19.

Xử phạt 1 người phụ nữ đăng tải thông tin sai sự thật về dịch bệnh COVID - 19Không để dịch bệnh lan rộngĐảm bảo sức khỏe cho sĩ tử trước ngày thiThêm 41 ca mắc COVID-19, Việt Nam có 713 bệnh nhânNhà nước chi trả các chi phí liên quan

Ảnh minh họa

Sáng ngày 6/8/2020, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Thành phố Đà Nẵng thông tin về trường hợp tử vong của bệnh nhân mắc COVID-19.

Bệnh nhân 651 (BN 651): N.T.H, bệnh nhân nữ, 67 tuổi, quê quán: Duy Xuyên, Quảng Nam.

Tiền sử: Suy thận mạn tính, Lupus ban đỏ, đái tháo đường type 2, nhiễm nấm máu. Ngày 18/7/2020, bệnh nhân được đưa đến cấp cứu tại Khoa Nội Thận, Bệnh viện Đà Nẵng.

Sau đó bệnh nhân được Bệnh viện Đà Nẵng chuyển đến Bệnh viện Gia đình. Từ thời điểm đó đến ngày 31/7/2020 bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Gia đình.

Ngày 02/8, bệnh nhân có kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2, được chuyển ngay vào Khoa Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Đà Nẵng. Ngày 03/8, bệnh nhân lơ mơ, thể trạng suy kiệt, loét vùng cẳng tay và cẳng bàn chân, xuất huyết dưới da cẳng tay hai bên, khó thở nhẹ.

Ngày 04/8, bệnh nhân suy hô hấp, được đặt nội khí quản, thở máy.

Ngày 06/8, 0h45: bệnh nhân hôn mê sâu, suy hô hấp, tím da đầu chi, nhịp tim chậm dần rồi ngưng, không đo được huyết áp, hồi sinh tim, phổi không hiệu quả; 1:30: bệnh nhân tử vong.

Chẩn đoán tử vong: Viêm phổi, suy hô hấp trên bệnh nhân suy thượng thận mạn tính, đái tháo đường type 2 và COVID-19. Đây là ca tử vong thứ 9 ở các bệnh nhân mắc COVID-19.

Như vậy, tính đến thời điểm này, có 9 bệnh nhân COVID-19 ở nước ta tử vong đó là các bệnh nhân (BN496, BN426, BN 429, BN524, BN475, BN499, BN428, BN437 và BN 651 ).

Các trường hợp tử vong đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường tuyp 2...

PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay, khi mắc COVID-19, nhóm đối tượng có nguy cơ cao diễn biến tăng nặng sẽ tập trung vào nhóm người cao tuổi (trên 60 tuổi), có bệnh lý nền (tiểu đường, cao huyết áp, suy thận mãn, lọc máu chu kỳ, ung thư, phổi tắc nghẽn mãn tính…) hoặc có cơ địa, thể trạng béo phì, suy kiệt…

“Những yếu tố này sẽ dễ dẫn đến nguy cơ tăng nặng khi nhiễm COVID-19” – PGS.TS Nguyễn Trường Sơn nói.

Phân tích cụ thể hơn về cơ chế gây tăng nặng, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho hay, nhóm người nói trên khi mắc COVID-19 sẽ suy giảm sức đề kháng, khiến lượng virus phát triển trong cơ thể nhanh hơn, tổn thương cơ quan nhanh hơn so với bệnh nhân khác.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo Quôc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết thêm: Các bệnh nhân này đã suy các cơ quan quan nội tạng trong quá trình điều trị trước đây. Hệ thống miễn dịch, sức đề kháng suy yếu. Có những bệnh nhân suy thận mãn chạy thận chu kỳ trên 10 năm; nhiều bệnh nhân suy tim, bệnh nhân ung thư; nhiều bệnh nhân cao tuổi, có bệnh nhân đã 100 tuổi...

"Nay bệnh nhân bị mắc thêm COVID-19 làm cho cơ hội tiến triển của các bệnh mãn tính tăng lên, trở thành những bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng và rất nặng", PGS.TS Lương Ngọc Khuê phân tích

Theo SK&ĐS

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LHQ: Tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Trong một báo cáo mới vừa được công bố ngày 12/3, Liên Hiệp Quốc cho biết số trẻ em trên toàn thế giới tử vong trước 5 tuổi đã giảm xuống mức thấp kỷ lục vào năm 2022, và đây là năm đầu tiên số trẻ nhỏ tử vong giảm xuống dưới 5 triệu.

LHQ Tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ giảm xuống mức thấp kỷ lục
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

TIN MỚI

Return to top