ClockChủ Nhật, 04/12/2016 13:56

Câu chuyện buồn của văn hóa đọc sách

TTH - Báo cáo mới đây của Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch), người Việt Nam đọc sách ít hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới. Cụ thể: người Việt Nam hoàn toàn không đọc sách chiếm tới 26%, thỉnh thoảng đọc sách chiếm 44%, người đọc thường xuyên chiếm tỷ lệ 30%, bạn đọc của các thư viện chỉ chiếm chưa đầy 10% dân số.

Những con số này đã là rất đáng lo ngại, ấy nhưng nhiều người vẫn cho rằng, tỷ lệ người không đọc sách có thể lớn hơn. Một nhà nghiên cứu thậm chí cho biết, trong khoảng 3.000 người ông phỏng vấn, có đến 90% không biết đến thư viện và đương nhiên, không hề mượn sách từ thư viện. Người Việt cũng đang có tâm lý thích chưng tủ rượu hay các vật dụng đắt tiền ra phòng khách hơn là chưng tủ sách. Một giáo sư bình luận, đó là tư duy thích khoe mẻ vật chất hơn là hiểu biết, tri thức.

Báo cáo từ Sở Văn hóa & Thể thao vào tháng 11/2016 cho biết, từ đầu năm đến nay, hệ thống thư viện đã cấp thẻ cho 2.550 người, phục vụ 120.467 lượt bạn đọc đến thư viện, luân chuyển 521.119 lượt sách báo. Nếu đem con số này chia cho dân số TP. Huế khoảng trên 300.000 dân, 40.000 sinh viên, thì tỷ lệ người đọc sách thư viện chiếm 0,3%, và mỗi người chỉ đọc khoảng 1,5 lượt sách/năm. Nếu đem con số này chia cho trên 1 triệu dân của toàn tỉnh, thì tỷ lệ người đọc sách thư viện chỉ chiếm hơn 0,1%, và mỗi người chỉ đọc khoảng 0,5% lượt sách.

Một người chỉ đọc nửa cuốn sách từ thư viện trong 1 năm là con số khó có thể chấp nhận được, nhất là với một trung tâm văn hóa như Thừa Thiên Huế.

Nhiều người tự nhận, mỗi ngày chỉ đọc báo trên mạng vài chục phút, còn lại dành thời gian lướt facebook là đã hết ngày. Giới trẻ nói chung và học sinh - sinh viên được xem có thời gian và điều kiện đọc sách nhất nhưng cũng không nhiều em đọc sách. Các nguyên nhân có thể chỉ ra: trẻ em lớn lên trong môi trường mà người lớn không hướng cho con em thói quen đọc sách bởi nhiều bậc cha mẹ mải mê với chuyện cơm áo gạo tiền; sách ở thư viện rất ít đầu sách dành cho tuổi thanh thiếu niên trong khi giá sách ở các nhà sách lại quá cao; chương trình học trong sách giáo khoa quá nặng nên không có thời gian đọc; sinh viên một số còn lo đi làm thêm để kiếm tiền trang trải cuộc sống… Thiếu sách hay và thiếu cả thời gian đọc sách là nguyên nhân kép dẫn đến thói lười đọc.

Một nhà văn đã nói: “Một dân tộc ít đọc sách là một dân tộc không có hy vọng”. Một cộng đồng không đọc sách là một cộng đồng không phát triển. Nên nhớ rằng, đọc một cuốn sách hoàn toàn khác với việc đọc vài trang sách hay lướt qua thông tin trên internet. Không đọc sách là tự mình khước từ nền tảng kiến thức, tư duy độc lập, khước từ việc phát triển giáo dục và rèn luyện nhân cách con người…

Rõ ràng, đang cần một chính sách để thay đổi toàn diện thực trạng đáng buồn này. Cấp vĩ mô là phải phát huy trở lại tinh thần hiếu học đã từng có, đầu tư phát triển hệ thống thư viện, nhà sách công cộng nhiều hơn nữa, tạo lập không gian văn hóa đọc sách...

THANH NGỌC

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao tặng 94 tủ sách lớp học tại huyện Phú Lộc

Chiều 22/4, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Lộc phối hợp Tổ chức Zhi Shan Foundation tại Việt Nam tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày hội đọc sách với chủ đề “Sách hay cần bạn đọc” và trao tặng 94 tủ sách lớp học cho 13 trường học tại huyện Phú Lộc.

Trao tặng 94 tủ sách lớp học tại huyện Phú Lộc
Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh

Góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan, tạo nếp sống văn hóa là thành quả đáng tự hào của cán bộ, đảng viên và Nhân dân huyện Nam Đông khi triển khai Đề án Ngày Chủ nhật xanh “hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh - sạnh - sáng”.

Tạo nếp sống văn hóa từ Ngày Chủ nhật xanh
Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số

Văn hóa đọc không còn như trước đây, không phải cứ cầm sách mới là đọc sách. Trò chuyện với Thừa Thiên Huế Cuối tuần, bà Hoàng Thị Kim Oanh, Giám đốc Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế cho rằng, trong thời đại công nghệ số, độc giả có thể đọc ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào chỉ cần có điện thoại, máy tính… kết nối internet.

Văn hóa đọc thay đổi theo kỷ nguyên số
Em và ngày hội đọc sách

So với các bạn cùng trang lứa TP. Huế và vùng đồng bằng, các bạn nhỏ ở huyện vùng núi, vùng xa Nam Đông và A Lưới thiệt thòi hơn nhiều về điều kiện để tiếp cận công nghệ thông tin...

Em và ngày hội đọc sách

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top