ClockThứ Tư, 06/01/2021 08:25

Tăng cường phòng, chống COVID-19, bảo đảm nhân dân đón Tết an toàn

TTH.VN - Ngày 5/1/2021, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg về tăng cường phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 21-25/12/2020Bảo đảm nhân dân đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệmBảo đảm mọi nhà, mọi người đều được vui xuân, đón TếtTết đầu tiên trên bờ của xóm Chồ bên phá Tam GiangCứu người và chống dịch bệnh ngày tết

Chỉ thị nêu rõ: Dịch bệnh COVID-19 đang tiếp tục lây lan với tốc độ nhanh trên diện rộng tại nhiều nước trên thế giới, mỗi ngày có thêm khoảng 600 ngàn ca mắc mới và khoảng 6 ngàn người tử vong, đặc biệt đã xuất hiện chủng vi rút mới có khả năng lây lan mạnh hơn vi rút SARS-CoV-2 tại 38 quốc gia; nhiều nước đã phải áp dụng các biện pháp mạnh, tái phong tỏa để phòng, chống dịch. Nguy cơ dịch bệnh xâm nhập và lây lan ở Việt Nam vẫn rất cao, nhất là từ người nhập cảnh từ các nước dịch bệnh đang bùng phát và nhập cảnh trái phép không được kiểm soát qua đường mòn, lối mở… Trong cộng đồng vẫn còn tình trạng chủ quan, lơ là, không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.

Triển khai Điện ngày 05 tháng 1 năm 2021 của Thường trực Ban Bí thư về tăng cường công tác phòng chống dịch; bảo vệ tốt nhất an toàn sức khỏe, tính mạng nhân dân, bảo đảm đón Tết Nguyên đán Tân Sửu an toàn, vui tươi, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới chỉ đạo tăng cường quản lý biên giới, ngăn chặn triệt để nhập cảnh trái phép, đặc biệt tại các tuyến đường mòn, lối mở, đường biển...

Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quản lý chặt chẽ việc cách ly người nhập cảnh, bảo đảm cách ly tập trung đủ 14 ngày và đủ thời gian theo dõi y tế sau cách ly tập trung theo quy định; tuyệt đối không để lây lan dịch bệnh trong khu cách ly và lây lan từ khu cách ly ra cộng đồng.

2. Bộ Ngoại giao chủ trì chỉ đạo thực hiện nghiêm việc rà soát các trường hợp công dân ở nước ngoài có nguyện vọng về nước, bảo đảm đúng đối tượng, lưu ý thực hiện bảo hộ công dân, tạo điều kiện cho các đối tượng là người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn, người ra nước ngoài chữa bệnh, người hết hạn visa, hết hạn hợp đồng lao động, hết hạn học tập… về nước.

Tạm dừng tổ chức các chuyến bay về Việt Nam từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có lây nhiễm chủng biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2 và đang có dịch diễn biến phức tạp, trước hết là từ Anh, Nam Phi; giao Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải xác định cụ thể các nước để áp dụng biện pháp này.

3. Trường hợp phát hiện ca mắc bệnh, các Bộ: Y tế, Công an, Quốc phòng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan phải thần tốc truy vết, áp dụng ngay các biện pháp cần thiết, không để dịch lây lan ra cộng đồng.

4. Bộ Công an chỉ đạo tăng cường điều tra, xử lý theo pháp luật các trường hợp: nhập cảnh trái phép, tổ chức nhập cảnh trái phép; cơ sở lưu trú, khách sạn nhận người nhập cảnh trái phép lưu trú; chống đối, không chấp hành quy định phòng, chống dịch.

5. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch trước, trong và sau chuyến bay chở người nhập cảnh, bảo đảm phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp phù hợp đối với các trường hợp mắc bệnh, có nguy cơ mắc bệnh nhập cảnh qua đường hàng không.

6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo:

a) Tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý các trường hợp nhập cảnh trái phép trên địa bàn; giao nhiệm vụ cho lực lượng công an chính quy ở cấp xã, phát động phong trào quần chúng, huy động mặt trận và các đoàn thể tại cơ sở, đề nghị mỗi người dân, từng gia đình, tổ dân phố, khu dân cư chủ động phát hiện, khai báo về các trường hợp nhập cảnh trái phép.

b) Thực hiện nghiêm ngặt quy định về cách ly tập trung và theo dõi y tế sau cách ly tập trung.

c) Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng, xử phạt các trường hợp không đeo khẩu trang theo quy định; hạn chế tập trung đông người, hạn chế tổ chức các lễ hội. Các sự kiện tập trung đông người phải tuân thủ yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan y tế về phòng, chống dịch.

d) Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các tổ chức, đơn vị, khu dân cư, các nơi có nguy cơ cao như siêu thị, nhà ga, sân bay, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, nhà máy… xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra vi phạm.

7. Các Bộ: Y tế, Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo tăng cường thông tin tuyên truyền về nguy cơ dịch bệnh, khuyến cáo người dân đề cao cảnh giác, thực hiện việc đeo khẩu trang nơi công cộng, hạn chế tụ tập đông người, chủ động phát hiện, thông báo cho cơ quan chức năng các trường hợp nhập cảnh trái phép, vi phạm quy định phòng, chống dịch.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

An toàn thực phẩm tại các trường học

Thời gian qua, trên cả nước xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm nói chung và tại các cơ sở giáo dục (CSGD) nói riêng. Để đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ giáo viên và học sinh, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) cũng như chủ động phòng, chống ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm tại các CSGD trên địa bàn.

An toàn thực phẩm tại các trường học
Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Return to top