ClockThứ Sáu, 29/11/2019 09:09

BCĐ Đổi mới và Phát triển DN có 15 thành viên

TTH.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1694/QĐ-TTg về việc cử thành viên Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp. Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ được cử làm Trưởng ban.

Bà Mai Thị Thu Vân, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làm Phó Trưởng ban thường trực.

Phó Trưởng ban chuyên trách là ông Nguyễn Hồng Long.

Các Ủy viên Ban Chỉ đạo gồm: ông Vũ Đại Thắng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ông Huỳnh Quang Hải, Thứ trưởng Bộ Tài chính; ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; ông Nguyễn Duy Thăng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; ông Phan Chí Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; bà Nguyễn Thị Phương Hoa, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; ông Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an; ông Đoàn Thái Sơn, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; ông Bùi Văn Thạch, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; ông Y Thanh Hà Nie Kđăm, Bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương; ông Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, hướng dẫn triển khai, kiểm tra việc thực hiện công tác đổi mới doanh nghiệp nhà nước, nông, lâm trường quốc doanh (gọi tắt là doanh nghiệp nhà nước) và phát triển doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Đồng thời giúp Thủ tướng Chính phủ xây dựng chương trình, kế hoạch đổi mới doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trong phạm vi cả nước. Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện các chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt.

Phối hợp với các cơ quan chức năng, tổ chức nghiên cứu các mô hình tổ chức, cơ chế, chính sách phục vụ cho việc đổi mới doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; sơ kết, tổng kết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ và đột xuất về tình hình đổi mới doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp có nhiệm vụ theo dõi việc thí điểm chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập thành doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Return to top