ClockThứ Tư, 29/11/2023 08:03

Đề xuất sáng kiến qua 10 diễn đàn chuyên đề thềm Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Nhằm phát huy sự tập trung, trí tuệ của đại biểu, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam khóa XII tổ chức các diễn đàn thảo luận chuyên đề trước thềm Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

Triển khai Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và Nghị quyết Đại hội Công đoàn Kết nạp 200 đoàn viên công đoàn là công nhân khu công nghiệpỞ đâu có người lao động, ở đó có công đoànBù đắp khoảng trống cho công nhân lao độngCần chính sách an sinh cho tài xế công nghệKhánh thành “Mái ấm công đoàn” cho nhân viên cấp dưỡng

Công nhân, người lao động trong một buổi đối thoại với cấp chính quyền Hà Nội. 

Theo đó, 1.100 đại biểu chính thức dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam diễn ra từ ngày 1 - 3/12/2023, sẽ tham gia thảo luận tại 10 diễn đàn, đề xuất sáng kiến để giải quyết vấn đề lớn đặt ra đối với tổ chức Công đoàn trong tình hình mới thông qua 10 chủ đề cụ thể.

Tại diễn đàn còn có sự tham dự, trao đổi của các chuyên gia, lãnh đạo các Bộ, ban, ngành thuộc các lĩnh vực, chuyên đề thảo luận…

Các diễn đàn được tổ chức trước ngày Đại hội chính thức diễn ra nhằm sớm thu thập các ý kiến, đề xuất để tổng hợp, tiếp thu vào Văn kiện Đại hội và hình thành các giải pháp tổ chức thực hiện Nghị quyết.

Diễn đàn số 1 có chủ đề thảo luận “Đổi mới công tác tập hợp, vận động người lao động vào tổ chức Công đoàn; nâng cao chất lượng đội ngũ Chủ tịch Công đoàn cơ sở”. Diễn đàn tập trung thảo luận các nội dung: Những kết quả, thuận lợi, khó khăn từ việc thực hiện các quy định của pháp luật, Điều lệ Công đoàn và thực tiễn thực hiện công tác vận động, tập hợp người lao động tham gia tổ chức Công đoàn và nâng cao chất lượng đội ngũ Chủ tịch Công đoàn cơ sở; những biện pháp, giải pháp định hướng trọng tâm của Đại hội, làm cơ sở để Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức triển khai nâng cao hiệu quả trong công tác vận động, tập hợp người lao động tham gia tổ chức Công đoàn và nâng cao chất lượng đội ngũ Chủ tịch Công đoàn cơ sở trong nhiệm kỳ mới.

Diễn đàn số 2 có chủ đề thảo luận “Đổi mới công tác tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ)”. Diễn đàn tập trung thảo luận các nội dung: Giải pháp đẩy mạnh các phong trào thi đua trong CNVCLĐ và các cấp Công đoàn; tác động của các phong trào thi đua do Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động tới CNVCLĐ, đoàn viên Công đoàn góp phần thực nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của các địa phương, đơn vị và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức triển khai hiệu quả các phong trào thi đua; kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong các các phong trào thi đua; CNVCLĐ và tổ chức Công đoàn tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động.

Diễn đàn số 3 có chủ đề thảo luận “Tập trung nguồn lực thúc đẩy đối thoại, thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể, nhất là về tiền lương, điều kiện làm việc”. Diễn đàn tập trung thảo luận các nội dung: Thực trạng hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể thời gian qua, xác định những điểm “nghẽn”, những bất cập, “khoảng cách” giữa mong muốn của đoàn viên, người lao động, các đối tác 3 bên đối với tổ chức Công đoàn trong công tác đối thoại, thương lượng tập thể; dự báo diễn biến, bối cảnh quan hệ lao động thời gian tới để xác định tầm nhìn, trọng tâm ưu tiên và tìm kiếm giải pháp hữu hiệu đối với tổ chức Công đoàn, các bên trong quan hệ lao động nhằm thúc đẩy hiệu quả đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2023 - 2028, góp phần xây dựng xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, phát triển bền vững doanh nghiệp.

Diễn đàn số 4 có chủ đề thảo luận “Nâng cao chất lượng hoạt động tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của tổ chức Công đoàn đảm bảo quyền lợi của người lao động”. Diễn đàn tập trung thảo luận các nội dung: Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật là gì và vì sao Công đoàn cần chủ động, tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật; các hoạt động, kinh nghiệm tham gia xây dựng chính sách, pháp luật là gì và Công đoàn cần tập trung vào những hoạt động chủ yếu nào, vận dụng kinh nghiệm gì để tham gia xây dựng chính sách, pháp luật hiệu quả; các cấp Công đoàn cần làm gì và làm như thế nào để tham gia xây dựng chính sách, pháp luật hiệu quả nhất để đảm bảo quyền lợi của người lao động trong tình hình mới; những nhóm vấn đề lớn nào cần kiến nghị, đề xuất với Đảng, Nhà nước trong xây dựng chính sách, pháp luật để bảo vệ quyền lợi của người lao động trong thời gian tới.

Diễn đàn số 5 có chủ đề thảo luận “Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, tài sản Công đoàn”. Diễn đàn tập trung thảo luận các nội dung: Công tác xây dựng tài chính Công đoàn phát triển bền vững. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy định về tài chính, tài sản Công đoàn. Tăng cường công tác quản lý thu tài chính Công đoàn, chi tài chính Công đoàn tiết kiệm, hiệu quả; tăng chi trực tiếp cho đoàn viên, người lao động; nâng cao hiệu quả phân bổ, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính gắn với thực hiện nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng, chăm lo lợi ích đoàn viên, người lao động.

Đổi mới cơ chế phân cấp tài chính Công đoàn theo hướng toàn diện, triệt để. Quản lý chặt chẽ tài sản Công đoàn. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn Công đoàn cơ sở thực hiện công khai tài chính, đảm bảo minh bạch. Thực hiện kiểm toán tài chính đối với các Công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước có đông đoàn viên, người lao động. Tiếp tục rà soát, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị kinh tế, đơn vị sự nghiệp Công đoàn, góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Thực hiện cơ chế giao tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp Công đoàn theo mục tiêu của Nghị quyết 19-NQ/TW. Đẩy mạnh việc cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Công đoàn; đổi mới quản lý vốn của tổ chức Công đoàn đầu tư vào doanh nghiệp.

Diễn đàn số 6 có chủ đề thảo luận “Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát góp phần nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động Công đoàn”.

Diễn đàn số 7 có chủ đề thảo luận “Nâng cao chất lượng công tác nữ công; bảo vệ quyền lợi của lao động nữ và trẻ em; xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc”. Diễn đàn tập trung thảo luận các nội dung: Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Ban nữ công quần chúng và những vấn đề đặt ra đối với công tác nữ công tình hình mới. Nâng cao vai trò của Ban Nữ công trong đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, bảo đảm việc làm bền vững cho lao động nữ.

Diễn đàn số 8 có chủ đề thảo luận “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”. Diễn đàn tập trung thảo luận các nội dung: Phiên thứ nhất với nội dung “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động CNVCLĐ xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh”, sẽ bàn những vấn đề cụ thể như: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam; tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị “Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”; đổi mới công tác tuyên truyền, vận động CNVCLĐ, góp phần xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn vững mạnh; nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của công nhân viên chức, lao động; nâng cao trình độ, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của CNVCLĐ; nâng cao hiệu quả hoạt động Tháng Công nhân.

Phiên thứ hai với nội dung: “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động CNVCLĐ tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”, sẽ bàn những vấn đề cụ thể như: Tuyên truyền, giáo dục truyền thống vẻ vang của Đảng, của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn, góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị trong CNVCLĐ; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của CNVCLĐ, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc tuyên truyền, vận động CNVCLĐ tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội trong tham gia quản lý các hoạt động thông tin, truyền thông, nhất là trên Internet và mạng xã hội, góp phần ngăn ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong việc đăng tin và phát tán thông tin, quan điểm sai trái, thù địch chống phá Đảng, Nhà nước; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong CNVCLĐ, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt dư luận xã hội trong CNVCLĐ, nhất là người lao động là dân tộc thiểu số.

Diễn đàn số 9 có chủ đề thảo luận “Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại Công đoàn, phát huy vai trò Công đoàn ngành tham gia hội nhập quốc tế”. Diễn đàn tập trung thảo luận các nội dung: Phân tích, làm rõ bối cảnh của hội nhập quốc tế hiện nay, nhận định những khó khăn, thách thức, đồng thời xác định vai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam nhằm góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập của đất nước, đóng góp vào công tác đối ngoại nhân dân; đánh giá hoạt động đối ngoại trong thời gian vừa qua, rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất sáng kiến, giải pháp phát triển bền vững đối với hoạt động đối ngoại Công đoàn song phương, tham gia ngày càng hiệu quả trong các cơ chế đa phương; khai thác hiệu quả nguồn lực quốc tế nhằm nâng cao năng lực hoạt động và công tác nghiên cứu của tổ chức Công đoàn; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới.

Diễn đàn số 10 có chủ đề thảo luận “Các giải pháp nắm chắc tình hình công nhân, ổn định quan hệ lao động, đảm bảo an ninh trong công nhân”. Diễn đàn tập trung thảo luận các nội dung: Tăng cường đối thoại, thương lượng tập thể, chăm lo, đảm bảo quyền lợi của người lao động, giải pháp ổn định quan hệ lao động tại cơ sở. Nâng cao hiệu quả tuyên truyền chính sách pháp luật và vai trò lực lượng công nhân nòng cốt nắm bắt tình hình công nhân lao động. Phát hiện, xử lý kịp thời, hiệu quả các vấn đề phát sinh tại cơ sở, chăm lo bảo vệ người lao động.

Công tác phối hợp với lực lượng Công an triển khai các hoạt động đảm bảo an ninh, trật tự cơ sở vì cuộc sống bình yên trong công nhân; triển khai xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” và đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ công nhân lao động trong mọi tình huống. Xây dựng mô hình tự quản trong công nhân lao động ở các khu công nghiệp, tiếp nhận xử lý kịp thời những bức xúc trong công nhân, ổn định quan hệ lao động. Giải pháp chủ yếu đảm bảo an ninh công nhân, phòng ngừa đấu tranh, ngăn chặn âm mưu xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Theo Báo Tin Tức
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tròn vai

Năng động, nhiệt tình, tận tâm, giao tiếp tốt bằng tiếng Nhật là lợi thế giúp ông Lê Quý Hoàng, Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty TNHH MSV làm tròn vai người “thủ lĩnh” công đoàn từ nhiều năm nay.

Tròn vai
Khi công đoàn là mái ấm

Với nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên, Công đoàn Ban Quản lý (BQL) chợ Đông Ba được nhiều người lao động xem là mái nhà thân thương để gửi trọn niềm tin yêu.

Khi công đoàn là mái ấm
Khẳng định vị thế công đoàn từ kiểm tra, giám sát

Công đoàn chú trọng tham gia kiểm tra, giám sát (KTGS) nhằm phòng ngừa, phát hiện và kiến nghị xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật, ảnh hưởng quyền lợi của đoàn viên, người lao động...

Khẳng định vị thế công đoàn từ kiểm tra, giám sát

TIN MỚI

Return to top