ClockThứ Năm, 11/08/2016 10:21

Khung chính sách, pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường

TTH.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt khung chính sách, pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường.

Tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch nhằm hỗ trợ phát triển và quản lý thị trường dịch vụ môi trường, bao gồm: Dịch vụ tư vấn, đào tạo, cung cấp thông tin về môi trường; dịch vụ quan trắc, phân tích môi trường; dịch vụ giám định về môi trường đối với máy móc, thiết bị, công nghệ, giám định thiệt hại về môi trường;...

Một trong nội dung khung chính sách, pháp luật về phát triển dịch vụ môi trường là xây dựng và ban hành các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển dịch vụ môi trường như chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia dịch vụ môi trường thông qua hình thức đấu thầu, cơ chế hợp tác công tư trong các dịch vụ môi trường gồm: Thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải rắn tập trung; thu gom, xử lý nước thải tập trung; quan trắc, phân tích môi trường; đánh giá tác động môi trương; cải tạo, phục hồi môi trường đối với các khu vực bị ô nhiễm;..

Ngoài ra là chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhằm phát triển một số loại hình dịch vụ môi trường, trong đó, đánh giá tình hình thực hiện, đề xuất hoàn thiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, đất đai; vốn đầu tư, thuế, giá; tiêu thụ sản phẩm; quảng bá sản phẩm, phân loại rác thải tại nguồn và giải thưởng về bảo vệ môi trường.

Đến năm 2020, áp dụng đầy đủ giá, phí dịch vụ về môi trường theo nguyên tắc thị trường - người gây ô nhiễm phải trả chi phí để xử lý, khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi môi trường; xóa bỏ bao cấp của Nhà nước qua giá, phí đối với các dịch vụ môi trường công ích; bảo đảm sự cạnh tranh bình đẳng giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ.

Hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng dịch vụ môi trường

Nội dung tiếp theo là hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng dịch vụ môi trường. Trong đó, rà soát, hoàn thiện quy định về điều kiện hoạt động đối với tổ chức cung cấp dịch vụ quan trắc và phân tích môi trường; dịch vụ xử lý chất thải nguy hại: Quy định tổ chức cung cấp dịch vụ phải đáp ứng được các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và đội ngũ cán bộ.

Bên cạnh đó, quy định về điều kiện hoạt động đối với tổ chức cung cấp dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường; dịch vụ hoạt động phá dỡ tàu biển đã quan sử dụng; chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải; vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm: Quy định tổ chức cung cấp dịch vụ phải đáp ứng được các điều kiện về bảo vệ môi trường.

Hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với các lĩnh vực dịch vụ môi trường.

Xây dựng mức đơn giá đối với các lĩnh vực dịch vụ môi trường theo nguyên tắc trường hợp thực hiện theo hình thức đấu thầu thì giá dịch vụ môi trường thực hiện theo giá trúng thầu.

Trường hợp thực hiện theo mô hình hợp tác công tư thì giá môi trường thực hiện theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ chi phí thực tế hợp lý tương ứng với chất lượng dịch vụ, có lợi nhuận (nếu có) phù hợp với mặt bằng giá thị trường và chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ.

Trường hợp không thực hiện theo đấu thầu mà thực hiện theo hình thức đặt hàng, giao kế hoạch sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, thì giá dịch vụ môi trường thực hiện theo quy định tại Luật giá và các văn bản liên quan và pháp luật hiện hành về quản lý giá sản phẩm dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên tài khoản định danh điện tử VNeID

Tại Phiên họp thứ tư của Tổ Công tác cải cách thủ tục hành chính về giải pháp chuyển đổi sang sử dụng một loại tài khoản duy nhất VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến diễn ra sáng 3/5, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết: Thừa Thiên Huế là một trong những đơn vị tiên phong đề nghị kết nối Hệ thống thông tin của tỉnh với Hệ thống định danh và xác thực điện tử.

Thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên tài khoản định danh điện tử VNeID
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

TIN MỚI

Return to top