ClockThứ Hai, 15/02/2021 11:47

Người lính nơi gian khó

TTH - Dù ở đâu, những người lính vẫn xông pha nơi tuyến đầu, nhận những nhiệm vụ khó khăn, gian khổ để bảo vệ cuộc sống bình yên cho Nhân dân.

Bảo đảm tốt hậu cần cho các nhiệm vụVượt khó, tăng gia sản xuấtPhối hợp tuyên truyền và thực hiện nhiệm vụ quân sự - quốc phòng năm 2021

Lực lượng vũ trang tỉnh kịp thời hỗ trợ lương thực cho người dân vùng lũ

Bộ đội của dân

Tuy đi lại khó khăn, nhưng ông Nguyễn Như Xiêm (81 tuổi, xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc) vẫn ra ngõ đón đoàn Bộ CHQS tỉnh cùng chính quyền địa phương trong ngày nhận bàn giao nhà tình nghĩa. Ngôi nhà rộng 70m2, kinh phí 150 triệu đồng (trong đó Bộ CHQS tỉnh ủng hộ 80 triệu đồng) ấm cúng hơn khi rất đông bà con lối xóm cùng tới chia vui với ông Xiêm. “Cuối đời có căn nhà chắc chắn, sạch đẹp để thờ cúng ông bà tổ tiên, người anh liệt sĩ như tôi mãn nguyện lắm. Cả đêm tôi thao thức, đi vô đi ra nhìn những bức tường quét vôi mới mà lòng vui khôn xiết”, ông Xiêm bộc bạch.

Dù ở lĩnh vực nào, người lính vẫn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ. Những ngày cuối năm mưa lạnh nhưng không làm chùn bước những người lính. Họ tiếp tục hành quân về xã Quảng Công, huyện Quảng Điền làm công tác dân vận vùng giáo và giúp người dân xây dựng nông thôn mới. Ông Ngô Bền, giáo dân ở thôn 2, xã Quảng Công chia sẻ: Bộ đội về làng không những giúp dân làm đường, sửa nhà, vệ sinh môi trường… mà còn tổ chức văn nghệ, thể thao khiến bà con chúng tôi rất vui. Hơn hai tuần về làng, lực lượng vũ trang tỉnh đã góp phần thắt chặt tình đoàn kết lương giáo trong thôn, xóm.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ (áo trắng) cùng LLVT bàn phương án tìm kiếm công dân mất tích tại Thủy điện Rào Trăng 3

Hình ảnh người chiến sĩ cho đến chỉ huy các đơn vị dầm mình trong mưa bão giúp người dân sơ tán đến nơi an toàn, kịp thời cứu trợ lương thực cho bà con trong những cơn lũ dữ liên tiếp xảy ra cuối năm 2020 khiến người dân cảm kích vô cùng.

Trong cuộc chiến cam go với dịch COVID-19, đối diện với nguy cơ lây nhiễm cao, song, những cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh vẫn ngày đêm thầm lặng đồng hành phục vụ các công dân thực hiện tốt công tác cách ly y tế. Họ không quản ngại khó khăn, hiểm nguy, chăm lo chu đáo từ bữa ăn, giấc ngủ, thăm khám sức khỏe hàng ngày và động viên tinh thần người dân. Những người mang quân phục xanh luôn là người đi trước về sau, nhận phần hiểm nguy để Nhân dân có cuộc sống bình an. Hơn 12 ngàn công dân từ các vùng dịch về cách ly tập trung đã trở về nhà an toàn, mang theo biết bao kỷ niệm, hình ảnh khó quên về người lính trên mặt trận phòng chống dịch COVID-19.

Sá gì dãi nắng dầm mưa

Để chạy đua với thời gian và thời tiết, những người lính tham gia cứu nạn, tìm kiếm công nhân mất tích ở Thủy điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền) đã vượt qua biết bao khó khăn, hiểm nguy. Ngày mới của các cán bộ, chiến sĩ bắt đầu từ khi trời chưa sáng, bữa cơm ăn vội để kịp tiến độ tìm kiếm. Một ngày dài dốc sức với công việc nhưng đêm đến, họ chỉ ngả lưng bên những góc lán trại tại hiện trường.

Thượng tá Ngô Nam Cường, UVTV Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh thăm hỏi, động viên và tặng quà cho gia đình chính sách

 “Hành trình tìm kiếm vô cùng gian nan, vất vả, nhưng thấm gì so với sự mất mát, nỗi đau của thân nhân những công nhân mất tích. Chính vì vậy, chúng tôi luôn khắc phục khó khăn, gian khó để hoàn thành nhiệm vụ, mong muốn tất cả thi thể công nhân mất tích sớm được tìm thấy”, Trung tá Phan Thắng, Tham mưu trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh cho biết.

Trong khi làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại Thủy điện Rào Trăng 3, những đồng đội của họ đã ngã xuống. Mất mát lớn lao, vì nhiệm vụ, những người lính vẫn phải kìm nén đau thương, người trước ngã xuống, người sau tiếp bước. Như chính lời thủ trưởng của họ, Thiếu tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư lệnh Quân khu 4 đã nói trước lúc hy sinh: “Việc thì gấp, vì nhiệm vụ, vì Nhân dân, chúng ta phải làm. Nhân dân đang cần chúng ta, dù có hy sinh cũng phải đi”. Hơn lúc nào hết, những người lính luôn xác định lo cho dân hơn chính bản thân mình.

Thật khó diễn tả hết những vất vả, hy sinh của các cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh thời gian qua. Các anh luôn có mặt ở những điểm nóng để giúp dân khi xảy ra thiên tai, hoạn nạn; kịp thời sẻ chia nhọc nhằn, gian khó cho bà con. Với các anh, gian lao, vất vả, “dãi nắng, dầm mưa” đã trở nên quá đỗi bình thường.

Luôn trong tâm thế sẵn sàng

Để hoàn thành bất cứ nhiệm vụ nào được giao, từ các nhiệm vụ thường xuyên như huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, cho đến các nhiệm vụ đột xuất như chống dịch, phòng, chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn…, mỗi cán bộ, chiến sĩ phải có một tinh thần, ý chí thép, thể lực đảm bảo và nhất là được trang bị đầy đủ kỹ thuật, kỹ năng và luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ.

Tập trung vào các khâu đột phá, huấn luyện sát với thực tế địa phương, lồng ghép giữa huấn luyện chiến thuật, kỹ thuật tác chiến và huấn luyện kỹ năng phòng, chống thiên tai cho các đối tượng đã góp phần xây dựng lực lượng vũ trang ngày càng vững mạnh. Bên cạnh đó, công tác đẩy mạnh giáo dục chính trị, tư tưởng đã tạo chuyển biến sâu sắc về nhận thức, trách nhiệm của người lính đối với nhiệm vụ huấn luyện.

Thượng tá Ngô Nam Cường, UVTV Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh khẳng định: “Để xây dựng LLVT ngày càng lớn mạnh, tinh nhuệ, Bộ CHQS tỉnh tiếp tục nâng cao chất lượng huấn luyện cho bộ đội chủ lực; huấn luyện chuyên sâu cho các lực lượng bán chuyên trách; huấn luyện về kỹ năng, kỹ thuật ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai cho các lực lượng, đồng thời phát huy năng lực tại chỗ để đạt hiệu quả cao. Năm 2021, Bộ CHQS tỉnh cũng tiến hành huấn luyện với cường độ cao hơn, chuẩn bị cho các cuộc diễn tập có quy mô lớn”.

Xung kích đi đầu, gần dân, giúp dân vượt qua thiên tai, hoạn nạn, đó không chỉ là mệnh lệnh của người lính trong thời bình mà còn là trách nhiệm, tình cảm với Nhân dân. Nói đi đôi với làm. Hình ảnh người lính luôn tỏa sáng trong lòng mọi người, được Nhân dân mãi tin yêu.

Bài, ảnh: Thanh Thảo

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mối tình sắt son nơi đầu sóng

Bên chân sóng, trước hải trình đến quần đảo Trường Sa, tôi đã “gặp” một cuộc chia tay của đôi tình nhân đặc biệt. Họ là vợ chồng, cũng là đồng chí đồng đội, “xếp lại” tình riêng vì tình cảm lớn lao hơn…

Mối tình sắt son nơi đầu sóng
Nghĩa tình quân - dân

Lực lượng vũ trang tỉnh triển khai nhiều hoạt động kịp thời, thiết thực giúp dân cả về vật chất và tinh thần, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng Nhân dân về hình ảnh người lính Cụ Hồ, thắt chặt hơn tình đoàn kết quân - dân, giữ vững thế trận lòng dân...

Nghĩa tình quân - dân
Không để bị động trong dịp tết

Các cơ quan, đơn vị trong toàn lực lượng vũ trang tỉnh chủ động rà soát bổ sung kế hoạch, phương án tác chiến. Trong đó, trọng tâm là luyện tập thuần thục từng phương án kịp thời cơ động xử lý các tình huống, góp phần bảo đảm an toàn khu vực đóng quân và sự bình yên cho Nhân dân vui xuân đón tết.

Không để bị động trong dịp tết
Dấu ấn người lính nơi biên cương - Kỳ 2: “Ươm mầm” ở miền biên

Nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới, tạo nguồn nhân lực, tri thức trong tương lai cho địa phương; “ươm mầm” và bồi đắp tâm huyết, tình cảm, kiến thức, để con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), thế hệ trẻ nơi đây trở thành đội ngũ cán bộ tiếp nối, xây dựng biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển, là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh tập trung đẩy mạnh, bước đầu “đơm hoa kết trái”.

Dấu ấn người lính nơi biên cương - Kỳ 2 “Ươm mầm” ở miền biên
Dấu ấn người lính nơi biên cương - Kỳ 1: Biên giới vững, nhà nhà chắc

A Lưới gắn với hình ảnh thành trì biên cương vững chãi và bình yên. Nơi dải đất tiền tiêu của Tổ quốc, Bộ đội Biên phòng ngày đêm cầm chắc tay súng, đồng thời sát cánh cùng người dân địa phương khiến đất “trở mình” phát triển và “ươm mầm” thế hệ tương lai.

Dấu ấn người lính nơi biên cương - Kỳ 1 Biên giới vững, nhà nhà chắc
Return to top