ClockThứ Ba, 02/04/2019 14:19

Việt Nam cần hàng trăm năm mới làm sạch hoàn toàn bom mìn

Một số địa phương có diện tích ô nhiễm do bom mìn lên đến 98%. Từ năm 1975 đến nay, bom mìn còn sót lại phát nổ đã khiến 40.000 người chết.

Nga hỗ trợ các nước ASEAN trong việc rà phá bom mìn nhân đạoMỹ hỗ trợ Lào rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranhPhải kiểm soát chặtNữ rà phá bom mìn1,2 triệu USD giảm thiểu nguy cơ bom mìnLập BCĐ Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống bom mìn (4/4), sáng nay (2/4), Bộ LĐ-TB-XH và các cơ quan liên quan tổ chức họp báo thông tin về công tác khắc phục hậu quả bom mìn, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình hành động Quốc gia khắc phục bom mìn tại Việt Nam thời gian qua.

Thông tin tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Bá Hoan, Chánh Văn phòng Bộ LĐ-TB-XH cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia bị ô nhiễm bom mìn và chịu hậu  quả của bom mìn còn sót lại nặng nề nhất trên thế giới.

Ước tính, số bom đạn còn sót lại sau chiến tranh khoảng 800.000 tấn, tổng diện tích ô nhiễm và nghi ngờ ô nhiễm khoảng 6,13 triệu ha chiếm 18,71 % tổng diện tích của cả nước. Số bom mìn, vật liệu chưa nổ hiện còn nằm rải rác tại 63/63 tỉnh, thành phố, trong đó tập trung nhiều nhất tại các tỉnh miền Trung. Đơn cử như một số xã, huyện thuộc tỉnh Quảng Bình có diện tích ô nhiễm bom mìn lên đến 98%.

Toàn cảnh họp báo.

Từ năm 1975 đến nay, bom mìn tồn sót phát nổ đã làm hơn 40.000 người bị chết, 60.000 người bị thương, trong đó phần lớn là lao động chính trong gia đình và trẻ em. Tất cả các loại bom mìn, vật nổ còn sót lại đều rất nguy hiểm và có thể gây nổ khi tác động phải trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt hoặc có thể tự nổ do những nguyên nhân về cơ học, lý học hay hoá học.

Ông Nguyễn Bá Hoan cho biết, với thực trạng ô nhiễm bom mìn như hiện nay, Việt Nam cần hàng trăm năm để làm sạch hoàn toàn bom mìn. Trong những năm qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Quốc phòng đẩy nhanh tiến độ khắc phục hậu quả bom mìn tại những vùng bị ô nhiễm, tập trung ở những địa bàn có diện tích ô nhiễm cao như Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Định, Hà Giang... Tuy đã đạt được những kết quả khá khả quan, nhưng để làm sạch hết hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam, cần kinh phí hàng chục tỷ USD chưa kể hàng tỷ USD cho việc tái định cư, đảm bảo an sinh xã hội ở vùng ô nhiễm bom mìn.

“Việt Nam mong muốn trở thành quốc gia không còn tác động của bom mìn. Vấn đề đặt ra là làm sao để nâng cao năng lực và huy động nhiều nguồn lực để tăng tốc độ rà phá bom mìn để sau vài chục năm nữa có thể giải quyết cơ bản hậu quả bom mìn sau chiến tranh. Đó là nhiệm vụ của Chính phủ, cũng như trăn trở của hơn 90 triệu người dân Việt Nam và sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Tiếp tục đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về Chương trình 701 nhằm thống nhất nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội và mọi tầng lớp nhân dân tạo ra động lực thực sự để đạt được mục tiêu của chương trình. Trong đó, cần chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền trong nước và quốc tế tạo sự ủng hộ đóng góp vào công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tăng cường hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ, vận động thu hút tài trợ ODA, tài trợ không hoàn lại, tài trợ nhân đạo cho thực hiện chương trình.Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, các địa phương với tầm nhìn xa hơn, thường xuyên hơn, chặt chẽ hơn để tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các địa phương điều phối năng lực triển khai Chương trình 701, thu hút sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài trợ quốc tế đảm bảo thực hiện các mục tiêu đã đề ra”, ông Hoan nhấn mạnh.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Return to top