ClockThứ Sáu, 29/05/2020 08:39

8 nhiệm vụ, giải pháp xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế

TTH.VN - Chính phủ vừa ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Xây dựng Thừa Thiên Huế là trung tâm khoa học & công nghệ lớn của cả nước

Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về "Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" đã đề ra mục tiêu:

"Đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hoá, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; Đảng bộ, chính quyền và toàn hệ thống chính trị vững mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức cao.

Tầm nhìn đến năm 2045, Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hoá, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của Châu Á”.

Căn cứ quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu tại Nghị quyết số 54-NQ/TW, Chính phủ ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết.

Chương trình đề ra mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo các tiêu chí đặc thù, trong đó trọng tâm là các tiêu chí về văn hóa đặc sắc và đô thị di sản. Hoàn thành việc mở rộng thành phố Huế theo quy hoạch trước năm 2022.

Xây dựng Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu. Ảnh: NT

Tăng trưởng GRDP 7,5 - 8,5%/năm. Đến năm 2025, GRDP/người đạt 3.500 - 4.000 USD (theo cách tính hiện hành). Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều còn 2-2,2%. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 62-65%;...

Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; là một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.

8 nhiệm vụ, giải pháp

Để đạt được các chỉ tiêu cụ thể, trong thời gian tới, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện 8 nhiệm vụ giải pháp sau:

1- Quán triệt, tuyên truyền, phổ biến thông tin và triển khai thực hiện Nghị quyết.

2- Xây dựng đề án, cơ chế chính sách đặc thù; hoàn thiện thể chế, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách.

3- Tăng cường thu hút vốn đầu tư phát triển hạ tầng, tập trung đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm. Thực hiện tốt các giải pháp nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu.

4- Phát triển mạnh các thành phần kinh tế để tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là trong các ngành kinh tế mũi nhọn, có lợi thế.

5- Xây dựng Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học, công nghệ, giáo dục đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Tăng quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp và xã hội hóa các dịch vụ công.

6- Nâng cao hiệu quả liên kết phát triển vùng, tiểu vùng; phát triển trung tâm logistics; mở rộng hợp tác và quan hệ đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

7- Tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; củng cố vị thế là trung tâm văn hóa lớn và đặc sắc của cả nước. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

8- Gắn phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao

Đó là mục tiêu đặt ra tại hội nghị sơ kết 3 năm triển khai đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTSVMN), giai đoạn I (2021-2025). Hội nghị do Bộ Y tế tổ chức trong hai ngày 14 và 15/5 tại Huế, được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành.

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao
Triển khai mạnh các giải pháp tăng độ bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, đến ngày 4/5, toàn quốc có hơn 17,407 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, tăng 1,73% so với cùng kỳ năm 2023. Số người tham gia bảo hiểm y tế là 90,240 triệu người; tăng 0,02% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế đến hết tháng 4/2024, số tiền thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của toàn ngành là 155.406 tỷ đồng, tăng 10,04% so với cùng kỳ năm 2023.

Triển khai mạnh các giải pháp tăng độ bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Nguồn nhân lực chất lượng cao: Gỡ điểm nghẽn để phát triển

Phát triển nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao gắn với xây dựng các kỹ năng nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế trọng điểm là hướng đi cần thiết của Thừa Thiên Huế trong việc thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch trên hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nguồn nhân lực chất lượng cao Gỡ điểm nghẽn để phát triển
Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp

Chọn hướng đi phù hợp, làm giàu trên chính quê hương của mình, đó là cách những hội viên phụ nữ xã Quảng Phú (Quảng Điền) kiên trì, khẳng định bản thân mình trên con đường khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp
Nghiên cứu nâng cao dung tích phòng lũ của các hồ chứa

Sáng 10/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2023, triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm các tháng cuối năm 2024.

Nghiên cứu nâng cao dung tích phòng lũ của các hồ chứa

TIN MỚI

Return to top