ClockThứ Hai, 30/09/2013 05:38

Truy tìm thủ phạm tàn phá rừng thông già trên đèo Phước Tượng

TTH - Sau khi Báo Thừa Thiên Huế thông tin tình trạng Lợi dụng mở đường hầm Phước Tượng để phá rừng thông gây nhiều bức xúc cho người dân trong khu vực, sáng 27/9, phóng viên Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với ông Trịnh Ngọc Thuận, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Phú Lộc. Ông Thuận nói, sau khi nhận được thông tin từ Báo Thừa Thiên Huế, ngày 24/9, lực lượng kiểm lâm huyện phối hợp với lực lượng chức trách địa phương ngăn chặn bọn lâm tặc triệt phá rừng thông tại khu vực phía bắc núi Phước Tượng, thuộc thôn Phước Tượng, xã Lộc Trì.
 
Xe tải mang biển kiểm soát ở TP Đà Nẵng vận chuyển gỗ thông ra khỏi rừng Phước Tượng
 
Theo ông Thuận, khu vực rừng bị chặt phá thuộc rừng thông cảnh quan được trồng theo chương trình PAM vào năm 1986, trong đó có một số đã đưa vào khai thác mủ, do thôn Phước Tượng quản lý. Khi lực lượng chức năng truy quét, lâm tặc đã bỏ chạy, để lại hiện trường hàng loạt gốc thông có đường kính từ 20 - 30 cm bị đốn hạ. Lực lượng kiểm lâm đã tiến hành thẩm định, đo rừng thông bị đốn hạ tại hiện trường gần 2ha, mật độ 300cây/ha. 
 

Thông tin liên quan:

>> Lợi dụng mở đường hầm Phước Tượng để phá rừng thông

Cũng theo ông Thuận, như Báo Thừa Thiên Huế thông tin về những đối tượng có liên quan vụ đốn hạ rừng thông ở Phước Tượng từ ngày 21 đến 23/9, Hạt kiểm lâm huyện Phú Lộc đã mời ông Lạc (Dương Viết Lạc ở thôn Bạch Thạch, xã Lộc Điền) và ông Lưu Bình Mỹ-Trưởng thôn Phước Tượng (Lộc Trì) đến làm chứng cứ điều tra. Tại đây, ông Dương Viết Lạc nói chỉ khai thác 47 cây thông tại khu vực đang triển khai xây dựng hầm đường bộ đèo Phước Tượng của một số bà con trong thôn nằm trong diện giải phóng mặt bằng làm hầm. Ông Lưu Bình Mỹ cho rằng không rõ thủ phạm phá rừng thông phía bắc đèo Phước Tượng, chỉ biết hôm đó xe tải lên xuống chở gỗ thông mang biển kiểm soát ở TP Đà Nẵng.
 
Các cơ quan chức năng ở Phú Lộc đang tiếp tục điều tra làm rõ thủ phạm
Minh Hoài
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phiên tòa giả định: Án giả nhưng hiệu quả thật

Được xây dựng từ các tình tiết của những vụ án có thật, gắn với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, trình độ dân cư vùng miền, những “Phiên tòa giả định” (PTGĐ) do các cơ quan tố tụng tổ chức được xem là một trong những mô hình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả đối với mọi tầng lớp nhân dân, nhất là đoàn viên, thanh niên và học sinh, sinh viên.

Phiên tòa giả định Án giả nhưng hiệu quả thật
Tổ chức đấu giá 2 khách sạn 4 sao để thi hành án

Ngày 13/5, thông tin từ Cục Thi hành án dân sự tỉnh cho biết: Chấp hành viên của đơn vị đang hợp đồng với Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh tổ chức đấu giá khách sạn Romance gồm quyền sử dụng đất, công trình xây dựng trên đất toạ lạc trên đường Nguyễn Thái Học - một vị trí “đắc địa” ở phường Phú Hội, TP. Huế.

Tổ chức đấu giá 2 khách sạn 4 sao để thi hành án
Góp ý dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên

Ngày 10/5, Sở Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên (NCTN). Dự thảo Luật Tư pháp NCTN niên gồm 11 chương, 166 điều, điều chỉnh trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Dự án Luật này sẽ được Quốc hội cho ý kiến trong Kỳ họp thứ 7 tới.

Góp ý dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên
Thầy giáo mê đỏ đen & cái kết buồn

Với mong muốn có thể đổi đời bằng trúng xổ số lớn, từ một thầy giáo chân chất, Lê Phương Nam (SN 1982, trú xã Vinh Hưng, Phú Lộc) nguyên là giáo viên một trường tiểu học đã lao vào chơi số như con thiêu thân. Khi thiếu tiền túng quẫn, Nam đã lừa đảo xin việc của 9 người với số tiền gần 2,3 tỷ đồng để nướng vào trò may rủi.

Thầy giáo mê đỏ đen  cái kết buồn
Return to top