ClockThứ Hai, 04/12/2023 07:32

Liên kết trồng nấm phát triển kinh tế

TTH - Đối với hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, chị Văn Thị Dịu, Chi hội trưởng Chi hội thôn Trung Kiều, không những là một tấm gương về cán bộ hội năng động, nhiệt tâm mà chị còn là một điển hình kinh tế giỏi. Từ mong muốn vươn lên làm giàu từ chính nghề nông, chị đã tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật và xây dựng mô hình trồng nấm sạch. Đến nay, mô hình trồng nấm đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.

Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng

Nghề trồng nấm đã mang lại cho chị Dịu (bên phải) có nguồn thu nhập ổn định 

Trước đây, nghề chính của gia đình chị là làm nông, thu nhập bấp bênh, phụ thuộc vào thời tiết. Vốn chăm chỉ, luôn mong muốn tìm hướng đi phát triển kinh tế gia đình, nên sau những khóa tập huấn, tìm hiểu về các mô hình phát triển kinh tế, chị Dịu đã lựa chọn gắn bó với việc trồng nấm sò. Vốn liếng ít nên ban đầu chỉ là một ô trại nhỏ sản xuất nấm, đủ bán trong xã. Cũng chẳng thể thành công từ những ngày đầu, để tăng năng suất cho nấm, hạn chế dịch bệnh, chị đã mày mò học hỏi về cách trồng nấm ở các địa phương khác và tham khảo thêm sách, báo, các phương tiện thông tin.

Nhận thấy thị trường tiêu thụ mạnh và hiệu quả từ việc trồng nấm khá cao, từ chỗ sản xuất nhỏ, chị đã mạnh dạn vay thêm vốn để đầu tư mở rộng lán trại và mua sắm các trang thiết bị  phục vụ cho nghề trồng nấm.

Để những búp nấm mơn mởn, phát triển nhanh, chị Dịu đã phải vất vả qua nhiều công đoạn. Bởi để hạn chế chi phí, gia đình chị tự làm từ khâu chuẩn bị, ủ mùn cưa, rơm, vô bịch, cấy giống… Nhưng theo chị Dịu, chăm sóc là khâu quan trọng nhất, bởi muốn nấm cho năng suất cao, không bị bệnh thì cần phải giữ đúng độ ẩm, nhất là môi trường trồng nấm phải thật sạch sẽ.

Mỗi lứa, trại nấm của chị trồng hơn 10 ngàn bịch. Giá nấm sò dao động trên dưới 30.000 đồng/kg. Hàng năm, trừ chi phí, gia đình chị thu nhập từ trồng nấm trên 150 triệu đồng.

Từ việc trồng nấm cho nguồn thu nhập ổn định, trại nấm của chị Dịu còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động nông nhàn tại địa phương. Vào thời điểm vô bịch, gia đình phải thuê từ 20 nhân công trở lên, với mức thu nhập từ 200 nghìn đồng/ngày.

Chị Dịu luôn tuân thủ các quy trình sản xuất, chế biến nấm theo hướng an toàn từ khâu trồng cấy nấm, chăm sóc tưới bằng nước sạch, vệ sinh lán trại sạch sẽ hằng ngày. Lán trại trồng nấm được xây dựng kiên cố, thoáng mát, bố trí xa khu chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhờ vậy, trang trại nấm của chị luôn được người tiêu dùng chọn mua.

Không những làm giàu cho bản thân, nhận thấy nghề trồng nấm rất có tiềm năng, chị đã vận động và chia sẻ kinh nghiệm cho những hội viên phụ nữ có cùng chí hướng phát triển kinh tế. Đến nay, tổ liên kết trồng nấm của chị Dịu đã có 13 thành viên. Các chị luôn hỗ trợ nhau về giống, đầu ra sản phẩm.

Chia sẻ về kinh nghiệm trồng nấm chị Dịu cho biết, nấm là loại cây trồng rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, sâu bệnh… Do đó, người sản xuất cần thực hiện đúng quy trình kỹ thuật để nấm có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Để có được sản lượng nấm đạt chất lượng cao, quan trọng nhất là khâu chọn giống, sau đó là cách ủ nguồn nguyên liệu. Nguyên liệu phải được lựa chọn kỹ càng, sạch sẽ, chất lượng nấm mới đạt, năng suất sẽ cao hơn.

Cũng theo chị Dịu, lợi thế của việc trồng nấm là tận dụng được các phụ phẩm từ nông nghiệp, như rơm rạ, mùn cưa... Sau khi hết thời gian thu hoạch nấm, bã nấm có thể sử dụng làm phân vi sinh bón cho cây trồng rất tốt.

Với sự vượt khó trong phát triển kinh tế, trách nhiệm trong công tác hội, chị Dịu là tấm gương tiêu biểu để hội viên Hội LHPN xã Quảng Thái học tập và làm theo. Chị cũng là một trong số những Chi hội trưởng được Hội LHPN tỉnh tuyên dương.

Bài, ảnh: Thảo Vy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Động lực phát triển kinh tế từ các khu công nghiệp, khu kinh tế

Từng quan ngại sợ mất hình ảnh “xanh” của vùng đất di sản Cố đô khi Huế triển khai xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp (KKT, KCN) từ nhiều thập niên trước đây, nhưng bằng việc mời gọi, chọn lọc tinh tế, nhiều KKT, KCN hình thành khẳng định hướng đi đúng, góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy kinh tế - xã hội (KT-XH) phát triển.

Động lực phát triển kinh tế từ các khu công nghiệp, khu kinh tế
Phát triển toàn diện cho học sinh

Chiều 31/5, Trường tiểu học, THCS và THPT song ngữ quốc tế Học viện Anh quốc – Huế (UK Academy Huế) tổ chức lễ tổng kết năm học 2023-2024.

Phát triển toàn diện cho học sinh
Lợi ích từ trồng và giữ rừng

Thời điểm này thời tiết ở Huế cũng như khu vực miền Trung nắng nóng, khô hạn hơn mọi năm. Nguyên nhân là do ảnh hưởng tiêu cực từ biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra. Nền nhiệt độ cao dị thường có nguy cơ gây ra hệ lụy, như thiếu nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp; cây trồng giảm năng suất, chất lượng; xâm nhập mặn, tiêu hao năng lượng cũng nhiều hơn.

Lợi ích từ trồng và giữ rừng
Quốc hội thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước

Ngày 29/5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024 và nhiều nội dung quan trọng khác.

Quốc hội thảo luận về phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước
Phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh

Du lịch thông minh là xu hướng tất yếu trong thời kỳ công nghệ số. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã và đang làm thay đổi hoàn toàn phương thức tiếp cận, chia sẻ thông tin của khách du lịch, đòi hỏi ngành du lịch cần có những thay đổi nhanh chóng, phù hợp.

Phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh

TIN MỚI

Return to top