ClockThứ Hai, 29/10/2012 11:21

Giữ nghề và giàu lên từ nghề

TTH - Phát huy thế mạnh của địa phương, nhiều phụ nữ ở huyện Phú Vang đã vươn lên làm giàu từ nghề chế biến thuỷ hải sản và chăn nuôi, trồng trọt theo hướng quy mô hơn, đa dạng hơn.

Phát triển nghề truyền thống

 

Nghề chế biến thuỷ hải sản ở các xã vùng biển, đầm phá của huyện Phú Vang có từ bao đời nay, và đến bây giờ vẫn được nhiều người dân, nhất là phụ nữ đeo đuổi và đang cố giữ vững chất lượng sản phẩm chế biến và mở rộng quy mô sản xuất. Tại thôn An Dương, xã Phú Thuận, nổi bật là chị Trần Thị Gái - chủ cơ sở sản xuất nước mắm ruốc “Bà Gái”. Trước đây, cơ sở của chị Gái sản xuất nhỏ, nhưng sau khi được tham gia học các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm, chị đã mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và quan tâm đến công tác quảng bá. Theo lời chị Gái, trung bình những năm gần đây, cơ sở của chị sản xuất khoảng 15 ngàn lít nước mắm/năm, doanh thu trên 200 triệu đồng. Tương tự, chị Nguyễn Thị Vân, chủ cơ sở chế biến nước mắm Thành Vân trước chỉ sản xuất khoảng 1.000 lít mỗi năm, nhưng nay nâng mức sản xuất lên 10.000 lít nước mắm/năm. Tại xã Phú Hải cũng có khá nhiều cơ sở chế biến thuỷ sản như nước mắm ruốc, nước mắm cá cơm, mắm rò, tôm chua... do phụ nữ đứng ra sản xuất, trong đó có những cơ sở rất nổi tiếng như “Út Diệp” của chị Đặng Thị Út, “Bà Sen” của chị Nguyễn Thị Sen... Các cơ sở này cho doanh thu mỗi năm hàng trăm triệu đồng và giải quyết được việc làm cho nhiều lao động, nhất là lao động nữ. Hiện nay, không chỉ tiêu thụ trong tỉnh,một số tỉnh thành trong nước mà một số sản phẩm chế biến từ thuỷ sản của phụ nữ Phú Vang còn có mặt ở nước ngoài.

 

 
 Chế biến thuỷ sản ở Phú Vang

 

 

Chăn nuôi, trồng trọt theo hướng quy mô hơn

 

Tiếp tục gắn bó với nghề chăn nuôi và trồng trọt, nhưng khác với trước, ngày càng có nhiều phụ nữ ở Phú Vang mạnh dạn đầu tư chăn nuôi theo hướng quy mô và trồng trọt theo hướng đa dạng hơn. Tại thị trấn Phú Đa có nhiều phụ nữ chăn nuôi lợn có tiếng, trong đó đáng kể đến như chị Huỳnh Thị Liễu (thôn Trường Lưu) nuôi từ 30 đến 50 con/lứa, mỗi năm thu lãi gần 50 triệu đồng. Hay như chị Mạc Thị Đủ, Nguyễn Thị Ngọc Nga ở xã Phú Hồ, mỗi năm nuôi từ 50 đến 100 lợn thịt, thu lãi khoảng 35 triệu đồng. Với bản tính hay lam, hay làm nên dù điều kiện gia đình không túng thiếu, nhưng nhiều phụ nữ vẫn đảm đương công việc chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp với các ngành nghề phụ. Một trong những gương phụ nữ tiêu biểu đó phải kể đến chị Trần Thị Hồng ở thôn Mậu Tài, xã Phú Mậu. Nhiều năm nay, chị Hồng là người nổi tiếng trong chăn nuôi. Hiện nhà chị nuôi 5 lợn nái, 50 lợn thịt. Do nội trợ giỏi, chị thường xuyên được mời đi nấu ăn trong các dịp cưới hỏi. Vào dịp tết đến, chị lại tranh thủ thời gian chế biến đủ thứ mứt, bánh để đưa ra chợ bán. Chị Hồng cho biết, nhờ làm nhiều việc nên mỗi năm chị có thu nhập ít nhất là 50 triệu đồng.

 

Theo lãnh đạo Hội LHPN huyện Phú Vang, nhờ đầu tư sản xuất, chăn nuôi và trồng trọt theo hướng quy mô nên đời sống của nhiều phụ nữ nói riêng, nhiều hộ gia đình nói chung được cải thiện. Kinh tế đi lên, các gia đình đã có điều kiện lo cho con cái học hành đến nơi đến chốn. Bởi vậy, bây giờ những gia đình ở nông thôn Phú Vang có 2 con học đại học là chuyện rất bình thường.

 

Đan Thanh

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Món quà ý nghĩa từ... rác

Những chai dầu ăn, nước mắm, gói hạt nêm, hay cây xanh... được đổi từ những túi rác tái chế. Đó không những là món quà mọi người nhận từ các cơ sở hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) mà cũng là cách để bất cứ ai cũng có thể sẻ chia, góp phần chung tay giúp đỡ trẻ em, phụ nữ nghèo và góp phần bảo vệ môi trường. Bởi nguồn thu từ những bì rác tái chế đó được hội LHPN các cấp sử dụng trong việc nhận đỡ đầu trẻ em mồ côi, giúp đỡ phụ nữ nghèo...

Món quà ý nghĩa từ  rác
Nâng cao kiến thức pháp luật cho hội viên phụ nữ

Chiều 10/5, Hội LHPN tỉnh và Hội LHPN TP. Huế phối hợp tổ chức hoạt động truyền thông “Tìm hiểu Luật Bình đẳng giới, Luật phòng, chống bạo lực gia đình sửa đổi năm 2022, Luật trẻ em và một số Luật sửa đổi mới” với sự tham gia của hơn 300 cán bộ, hội viên phụ nữ các cơ sở Hội trên địa bàn thành phố. ​

Nâng cao kiến thức pháp luật cho hội viên phụ nữ
Mang cơ hội thay đổi đến cho phụ nữ, trẻ em vùng cao

Dự án (DA) 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Sau 3 năm triển khai tại 18 xã, 71 thôn đặc biệt khó khăn tại địa bàn các huyện: A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc và thị xã Hương Trà. DA đã góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em.

Mang cơ hội thay đổi đến cho phụ nữ, trẻ em vùng cao
Phụ nữ sống xanh

Để phong trào “Chủ nhật xanh” thực sự “bám rễ”, hình thành thói quen bảo vệ môi trường, sống xanh, sạch, đẹp đối với từng hội viên phụ nữ, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã cụ thể phong trào bằng những mô hình thiết thực, hiệu quả như: Tuyến đường hoa, Điểm xanh văn hóa, Mỗi hố rác một cây xanh, Biến rác thành tiền, Ngõ xanh, 60 phút sạch nhà đẹp ngõ... Qua đó, nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên phụ nữ và Nhân dân về tham gia bảo vệ môi trường (BVMT) tại khu dân cư ngày càng được nâng cao.

Phụ nữ sống xanh
Return to top