ClockThứ Sáu, 10/01/2020 14:14

Đội công tác xã trong kháng chiến chống Mỹ

TTH - Trong kháng chiến chống Mỹ, các xã trong vùng địch tạm chiếm ở miền Nam được thành lập một đội công tác để hoạt động dưới sự lãnh đạo của chi bộ.

Hương Thủy: Lực lượng vũ trang thời kỳ chống Mỹ gặp mặt truyền thốngĐại tướng Lê Đức Anh với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nướcHương Thủy có thêm một di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh

Ở huyện Hương Trà (nay là thị xã), 6 xã vùng trên đường Quốc lộ 1, trước tháng 7/1964, các đội công tác được thành lập; 4 xã vùng dưới đường Quốc lộ 1 cũng được hình thành sau đó song có những khó khăn hơn. Có xã do đảng viên chưa đủ nên chưa có chi bộ, 2-3 xã chỉ thành lập một đội công tác để hoạt động. Các đội khi thành lập có ít nhất 3 người và khi phong trào mở ra có xã quân số trên 10 người, có cả đảng viên và cán bộ ngoài Đảng.

Tôi (Hoàng Thế Đoàn), Huyện ủy viên, Phó ban An ninh huyện được Huyện ủy phân công, tăng phái về làm Bí thư, Đội trưởng đội công tác một số xã và đội công tác vùng sâu (dưới Quốc lộ I) từ 1971-1975.

Đội công tác trước hết phải nắm những vấn đề cơ bản về đường lối, chủ trương, quan điểm của cuộc cách mạng miền Nam. Đây là một cuộc chiến tranh nhân dân, nên phải vận động toàn thể nhân dân tham gia. Phải nắm vững những nguyên tắc, quy định, phương pháp, quy trình trong công tác vận động quần chúng.

Về nhiệm vụ và trách nhiệm của đội công tác, phải thường xuyên bám trụ trong dân, xây dựng và phát triển được nhiều cơ sở, tổ chức củng cố các tổ chức đoàn thể chính trị, thanh niên, phụ nữ, nông hội; phát triển các hội đoàn hợp pháp như: Hội học sinh, sinh viên, hội tiểu thương, các nghiệp đoàn…để tập hợp lực lượng đấu tranh chính trị như đòi quyền tự do dân chủ, tự do đi lại làm ăn; chống lại các âm mưu thủ đoạn của địch. Ngoài ra, đội phải xây dựng, phát triển nhiều hầm bí mật, không những cho đội mà phục vụ cho các đồng chí lãnh đạo của huyện về chỉ đạo; nắm chắc tình hình hoạt động của địch để có phương án tác chiến...

Ở huyện Hương Trà, các đội công tác đã bám và thực hiện khá tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Điển hình như: Đội công tác Hương Thạnh (Hương Xuân và Hương Văn), Đội công tác Hương Thái (Hương Chữ và Hương An) và một số đội khác đã hoàn thành xuất sắc việc xây dựng hàng trăm cơ sở, đào hàng chục hầm bí mật, tổ chức nhiều cuộc đấu tranh chính trị, thu mua hàng trăm tấn lương thực, thực phẩm. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968, hai xã này đã thu mua hàng trăm tấn lương thực để phục vụ cho chiến dịch; vận động hàng chục binh lính trong hàng ngũ địch ly khai, đào ngũ trở về nhà làm ăn, có một số tham gia cách mạng hy sinh được Nhà nước công nhận liệt sĩ. Đặc biệt, Đội công tác xã Hương Thạnh đã cùng các đơn vị ở huyện xây dựng địa bàn “lõm” ở thôn Thanh Lương (vùng dưới của xã) để chỉ đạo toàn huyện, móc nối liên lạc với Thành ủy Huế và huyện Quảng Điền, địa bàn này cũng là nơi tập kết quân, địa bàn xuất phát giải phóng huyện Hương Trà trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Tuy vậy, ở đội công tác cũng còn một số khó khăn, hạn chế như thành viên và vũ khí ít, lương thực, thực phẩm không đáp ứng, có lúc thiếu đói, thiếu thuốc chữa bệnh... Ngoài ra, số cán bộ hy sinh nhiều, nhất là cán bộ lãnh đạo nên việc nắm địa bàn cũng gặp nhiều khó khăn.

Đội công tác đã xác định trách nhiệm nên quyết tâm phấn đấu, chấp nhận gian khổ, hy sinh để vượt qua, hoàn thành nhiệm vụ, góp phần vào thành tích chung của huyện, giải phóng hoàn toàn quê hương trong tháng 3/1975.

Là một cán bộ được Huyện ủy phân công, tăng phái về công tác ở đội công tác xã, tôi thấy nhiệm vụ của đội công tác xã hết sức nặng nề, không những chỉ thực hiện các nhiệm vụ mà còn là cầu nối giữa Đảng với dân, vận động, thuyết phục toàn dân tham gia. Tuy có khó khăn, ác liệt, hy sinh nhưng ai cũng sẵn sàng nhận nhiệm vụ.

Sau ngày giải phóng, đội công tác xã đã hoàn thành nhiệm vụ. Các cán bộ ở đội được điều động sang các cơ quan đơn vị khác, từ đó đội công tác không còn được nhắc đến. Dù được thành lập và kết thúc không có văn bản nào lưu lại, nhưng cái tên đội công tác xã trong ký ức và kỷ niệm của tôi vẫn không bao giờ quên.

Hoàng Thế Đoàn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhân rộng mô hình chuyển hóa địa bàn

Công tác phòng, chống ma túy (PCMT) và nhân rộng mô hình chuyển hóa tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy trên địa bàn TP. Huế đạt nhiều kết quả tích cực.

Nhân rộng mô hình chuyển hóa địa bàn
Điểm sáng trong công tác tuyên truyền

Thực hiện tốt các biện pháp tuyên truyền, hết lòng hỗ trợ ngư dân, Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) cảng Thuận An là điểm sáng, đạt hiệu quả cao trong tuyên truyền về không khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU); tuyên truyền ngư dân đồng lòng trong phòng, chống hoạt động giã cào trái phép.

Điểm sáng trong công tác tuyên truyền
Đẩy mạnh công tác hỗ trợ sinh kế cho người yếu thế

Với các chương trình trợ giúp sinh kế được đẩy mạnh, thực hiện một cách có hiệu quả, Hội Người Khuyết tật – Bảo trợ Người Khuyết tật & Trẻ Mồ côi (NKT – Bảo trợ NKT&TMC) tỉnh đã góp phần giúp nhiều người yếu thế có thêm động lực để vươn lên, ổn định đời sống.

Đẩy mạnh công tác hỗ trợ sinh kế cho người yếu thế
Kết nối đồng hương Quảng Điền hướng về quê hương

Sáng 31/3, Hội Khuyến học đồng hương Quảng Điền tại Huế tổ chức tổng kết 30 năm hoạt động để đánh giá công tác khuyến học trong thời gian qua và xây dựng phương hướng hoạt động cho những năm tiếp theo.

Kết nối đồng hương Quảng Điền hướng về quê hương
Return to top