ClockThứ Tư, 03/11/2021 15:43

Kinh nghiệm xử lý vấn nạn tin giả trong hoạt động báo chí và truyền thông

Ngày 3/11, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức hội thảo “Kinh nghiệm xử lý vấn nạn tin giả trong hoạt động báo chí và truyền thông Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam”.

Ký kết hợp tác về công nghệ thông tin – viễn thôngDanh dự là cao quý nhất“Mắc kẹt” trong dư luậnThông tin rõ hơn về vaccine Nano Covax từ phía đơn vị nghiên cứu thử nghiệmThông tin sai lệch khiến đại dịch ngày càng tồi tệ“Chỉ những kẻ muốn phá hoại mới tung tin đồn nhảm”Khi thật thành giả

Quang cảnh buổi hội thảo. Ảnh: hanoimoi.com.vn

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Quyết Chiến, Tổng thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho rằng, để bảo đảm thực hiện tốt các vai trò, trách nhiệm, tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí, bên cạnh những thuận lợi, thành tựu đã đạt được trong nhiều năm qua, các cơ quan báo chí và người làm báo đang và sẽ phải đối diện với không ít thách thức về việc thu thập thông tin, kiểm chứng nguồn tin, kiểm soát thông tin trong thời đại bùng nổ thông tin và sự phát triển vượt bậc của mạng xã hội như hiện nay, nhất là vấn đề tin giả, tin thất thiệt, tin sai sự thật mà nhiều phương tiện truyền thông đã nêu lên trong thời gian gần đây. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, mà còn ảnh hưởng nặng nề đến từng cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; thậm chí có thể gây tác động tiêu cực đến cả xã hội, đến nền kinh tế và thậm chí là đối với cả thể chế. Đầu năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thành lập Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam trực thuộc Cục Phát thanh, Truyền hình và thông tin điện tử. Như vậy, có thể thấy rằng, vấn nạn tin giả đã và đang có nguy cơ rất nghiêm trọng, cần có sự vào cuộc của các cơ quan có thẩm quyền và của nhiều bên liên quan, trong đó có các cơ quan quan báo chí.

Ông Lê Công Lương, Phó Tổng thư ký kiêm Chánh văn phòng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chia sẻ, ở Việt Nam, vấn nạn tin giả, tin xuyên tạc làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội; hậu quả của tin tức giả mạo ngày càng trở nên phổ biến trong những năm qua. Hầu hết tin tức thuộc loại này đều làm kiệt quệ, tê liệt hoạt động của doanh nghiệp, gây thiệt hại về kinh tế, uy tín cá nhân.

"Giải pháp chống lại tin giả là cần nâng cao nhận thức của công chúng trong tiếp cận, chia sẻ thông tin trên mạng xã hội; cảnh giác với tin giả đòi hỏi sự phát huy vai trò của các cơ quan chuyên môn, đặc biệt là các cơ quan thông tấn, báo chí và trách nhiệm của các nhà quản lý”, ông Lê Công Lương nhấn mạnh.

Bàn về kỹ năng của người làm báo khi sử dụng thông tin trên mạng xã hội, theo Nhà báo Lê Hồng, Ban Truyền thông và Phổ biến kiến thức, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, nhà báo hoàn toàn có thể sử dụng mạng xã hội như một công cụ để tiếp cận, tìm kiếm, kiểm tra thông tin, lan truyền bài viết, tăng cường chất lượng độc giả, nếu đó là những thông tin chính xác...  Nhưng nhà báo cần thanh lọc, kiểm duyệt thông tin để đưa ra nguồn tin chính xác, có tính định hướng thay vì chỉ là những tin đồn kiểm duyệt trên mạng xã hội. Cơ quan báo chí và quản lý báo chí cần tập trung nâng cao kiến thức và kỹ thuật tác nghiệp của nhà báo trong môi trường số; cần xác định rõ đối tượng bạn đọc, công chúng, cơ quan chủ quản, tôn chỉ mục đích của tờ báo; nâng cao vai trò định hướng thông tin, tích cực, chủ động phê phán, phản bác thông tin xấu độc trên mạng, góp phần khắc phục những mặt trái của mạng xã hội. Do đó, báo chí trước hết phải tôn trọng sự thật và “vun đắp” niềm tin cho công chúng...

Tại tọa đàm, các đại biểu, các nhà khoa học cũng đã thảo luận, chia sẻ về việc thực hiện các vấn nạn tin giả, có những loại tin giả nào; nguyên nhân xuất hiện tin giả; tin tức có ảnh hưởng như thế nào trong hoạt động báo chí; những tác động tiêu cực của tin giả đối với đời sống, xã hội; kinh nghiệm xử lý tin giả. Ngoài ra, các chuyên gia cũng đề xuất, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để xử lý các nạn nhân giả mạo, tin thất thiệt, sai sự thật trong thời gian tới.

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COVID-19 làm chậm tiến độ kiểm soát tỷ lệ hút thuốc lá toàn cầu

Theo phân tích mới được công bố bởi Trung tâm Tiến bộ Kiểm soát Thuốc lá Toàn cầu, tiến bộ ghi nhận trên toàn thế giới về các chính sách nhằm giảm hút thuốc lá lần đầu tiên sau 12 năm đã chậm lại, sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Kết quả là mọi người trên toàn thế giới sẽ tiếp tục chứng kiến nạn hút thuốc lá tiếp dục diễn ra mà không hề suy giảm.

COVID-19 làm chậm tiến độ kiểm soát tỷ lệ hút thuốc lá toàn cầu
Pháp tổ chức họp khẩn về vấn nạn rệp hoành hành

Chính phủ Pháp cho biết sẽ tổ chức các cuộc họp khẩn cấp trong tuần này để “định lượng tình hình và tăng cường các biện pháp ứng phó” khi tình trạng rệp hoành hành ngày càng gia tăng. Đây hiện được xem là một vấn đề tiềm ẩn lớn về sức khỏe cộng đồng.

Pháp tổ chức họp khẩn về vấn nạn rệp hoành hành
Người dân vẫn vô tư đốt đồng

Đốt rơm rạ trên đồng đang diễn ra rất phổ biến tại nhiều địa phương, gây nguy hiểm đối với người tham gia giao thông và hậu quả khôn lường đến môi trường, sức khỏe con người.

Người dân vẫn vô tư đốt đồng
Vấn nạn karaoke di động: Vẫn “khó xử lý!”

Vấn nạn karaoke di động vẫn chưa có điểm dừng. Nó trở thành niềm vui của người này thì lại là nỗi ám ảnh với nhiều người, nhiều gia đình khác. Karaoke di động dù bị lên án nhưng nó vẫn xuất hiện với tần suất dày đặc, “phủ sóng” mọi lúc, mọi nơi khiến nhiều người dở khóc, dở cười.

Vấn nạn karaoke di động Vẫn “khó xử lý ”

TIN MỚI

Return to top