ClockThứ Ba, 29/05/2018 20:10

Quốc hội nghe và thảo luận hai dự án luật quan trọng

TTH - Ngày 29/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ năm, Quốc hội khoá XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Quốc hội làm việc tại Hội trường, nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục. Tiếp đó, Quốc hội đã nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và thảo luận tại hội trường về dự án Luật An ninh mạng.

Quốc hội cần giám sát việc hỗ trợ phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núiChính thức ra mắt bộ máy lãnh đạo cao nhất của Quốc hội khóa XIV

Ông Đặng Ngọc Nghĩa - Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội phát biểu tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: TTX 

Ưu đãi tương xứng với vị thế của nhà giáo

Trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, qua 12 năm thi hành, Luật Giáo dục đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển giáo dục và đào tạo Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế, tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Tuy nhiên, Luật Giáo dục hiện hành cũng đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, trở thành “nút thắt” trong quá trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Do đó, việc sửa đổi Luật Giáo dục là cần thiết, nhằm thể chế hóa

quan điểm của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn để phát triển và hội nhập.

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình khẳng định, Ủy ban tán thành với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục cũng như mục tiêu xây dựng dự án luật được nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

Về hệ thống cơ sở giáo dục, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cho rằng, việc xác định rõ các loại hình cơ sở giáo dục có ý nghĩa quan trọng trong việc quy hoạch, phân loại và áp dụng pháp luật.

Do vậy, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu về các loại hình cơ sở giáo dục; xác định những hạn chế, vướng mắc trong pháp luật và khung chính sách; kết hợp với tham khảo kinh nghiệm quốc tế để xây dựng các quy định về hệ thống cơ sở giáo dục phù hợp, bao gồm các quy định về khái niệm, mô hình tổ chức, hoạt động, khung pháp lý áp dụng…

Về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, Báo cáo thẩm tra nêu rõ, các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung về nhà giáo trong dự thảo luật chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, vẫn chỉ là những quy định chung, chưa rõ yêu cầu và chính sách. Các quy định về vị thế, vai trò; điều kiện, tiêu chuẩn; nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn; sự đãi ngộ, tôn vinh còn chồng chéo.

Vì vậy, Ban soạn thảo cần rà soát, sửa đổi Chương Nhà giáo một cách căn cơ, tiếp tục khẳng định rõ vị thế của nhà giáo trong luật; quy định đầy đủ, cụ thể hơn hệ thống chính sách tương xứng với vị thế đã được xác định...

Đối với chính sách lương của nhà giáo, Báo cáo thẩm tra đề nghị bám sát nghị quyết của Đảng để thể chế hóa trong luật, tạo cơ sở để Chính phủ xây dựng các đề án về cải cách tiền lương. Đồng thời, nghiên cứu để bổ sung và làm rõ hơn trong dự thảo luật các quy định liên quan đến cán bộ quản lý giáo dục, bao gồm các quy định về về khái niệm, tiêu chuẩn, chế độ đãi ngộ và đào tạo, bồi dưỡng...

Làm rõ mối liên hệ giữa an ninh mạng và an ninh quốc phòng

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật An ninh mạng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt cho biết, nhiều ý kiến tán thành với sự cần thiết ban hành luật, đồng thời đề nghị làm rõ tính hợp hiến, tính thống nhất của dự thảo luật với hệ thống pháp luật; rà soát để bảo đảm phù hợp với pháp luật quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Một số ý kiến không tán thành ban hành luật và đề nghị sửa đổi Luật An ninh quốc gia, Luật An Toàn thông tin mạng hoặc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành 2 luật này; ý kiến khác đề nghị hợp nhất dự thảo luật này với Luật An toàn thông tin mạng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, không gian mạng là môi trường đặc thù, có những yêu cầu, nội dung riêng về phòng ngừa, đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, nên việc sửa đổi, bổ sung Luật An ninh quốc gia không thể quy định chi tiết, cụ thể đối với hoạt động này trên không gian mạng.

Còn đối với Luật An toàn thông tin mạng tuy có một số quy định liên quan đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội nhưng chưa đầy đủ, chưa đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội... Ý kiến đề nghị hợp nhất dự thảo luật này với Luật An toàn thông tin mạng là không khả thi trong tình hình hiện nay.

Toàn bộ các ý kiến tại phiên thảo luận sẽ được Ban soạn thảo ghi nhận nhằm hoàn thiện dự án luật trước khi trình Quốc hội thông qua.

BQ (Tổng hợp)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Góp ý dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên

Ngày 10/5, Sở Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên (NCTN). Dự thảo Luật Tư pháp NCTN niên gồm 11 chương, 166 điều, điều chỉnh trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Dự án Luật này sẽ được Quốc hội cho ý kiến trong Kỳ họp thứ 7 tới.

Góp ý dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên
Vướng mặt bằng, nhiều gói thầu dự án hạ tầng du lịch gặp khó

Dù đã gia hạn tiến độ hoàn thành, nhưng đến nay nhiều hạng mục thuộc các gói thầu của Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng Mê Kông mở rộng - giai đoạn 2, dự án thành phần Thừa Thiên Huế (gọi tắt DA Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch), vẫn chưa thể thi công do chưa có mặt bằng.

Vướng mặt bằng, nhiều gói thầu dự án hạ tầng du lịch gặp khó

TIN MỚI

Return to top