ClockThứ Sáu, 24/11/2017 08:34

Sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu

TTH - Là vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt, hạn hán, người dân Thừa Thiên Huế đã đúc rút được những kinh nghiệm hay như “tháng bảy nước nhảy lên bờ”, “ông tha mà bà chẳng tha/lại thêm cái lụt 23/10”…

Nắm được quy luật của thiên nhiên và từ đó, người dân vận dụng vào đời sống. Riêng trong lĩnh vực sản xuất, việc cơ cấu mùa vụ thể hiện rõ nhất điều này và được ngành nông nghiệp chỉ đạo khung  lịch thời vụ chặt chẽ.

Tuy nhiên, trong thực tế, người dân cũng đã có những sáng tạo, vận dụng để sản xuất, chăn nuôi trái vụ nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Nhưng đi kèm với đó là những rủi ro khó lường.  Điển hình, trong đợt lũ lụt đầu tháng 11 vừa qua, dù ngành thủy sản đã khuyến cáo người nuôi cá hạn chế thả mới, tranh thủ thu hoạch để hạn chế rủi ro, thiệt hại khi lũ về, nhưng người nuôi vẫn hy vọng vào mùa cá tết được giá, lãi cao. Kết quả, nhiều hộ rơi vào cảnh trắng tay khi đánh bạc với trời…

Tự nhiên vốn phát triển theo quy luật tự nhiên. Vì vậy việc con người can thiệp thô bạo vào tự nhiên sẽ để lại những hệ lụy khó lường. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường và  khốc liệt, việc phát triển sản xuất càng phải tôn trọng tự nhiên và biết thích ứng với biến đổi khí hậu.

Để làm tốt điều này có rất nhiều việc phải làm. Trước hết là cần quy hoạch lại vùng sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng từng vùng. Làm tốt công tác quy hoạch không chỉ tạo ra những vùng chuyên canh mà còn tránh được xung đột lợi ích giữa các loại hình sản xuất.

Trên cơ sở quy hoạch, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cần được xem xét, vận dụng phù hợp, giảm thiểu tác động bất lợi của thiên nhiên. Chẳng hạn, với vùng cát, vùng khó khăn nguồn nước, vùng thường bị nhiễm mặn không nhất thiết cứ chạy theo cây lúa mà có thể chuyển đổi trồng các loại cây ít sử dụng nước hoặc luân chuyển vụ trồng trọt, vụ nuôi trồng thủy sản.

Trong quá trình sản xuất, bên cạnh việc tuân thủ khung lịch thời vụ của ngành chức năng, việc áp dụng quy trình, công nghệ sản xuất mới kết hợp với kinh nghiệm dân gian không chỉ giảm thiểu rủi ro mà còn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chẳng hạn, áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt cho vùng khó khăn nguồn nước; nhà lưới, nhà kính cho vùng chuyên canh rau màu, nuôi trồng thủy sản có thể sản xuất quanh năm. Hoặc kinh nghiệm trồng hoa trên giàn kết hợp lưới che giúp người trồng hoa tránh được cả ngập lụt lẫn mưa lớn… Tất nhiên, việc này sẽ cần chi phí đầu tư ban đầu lớn, nhưng có thể sử dụng được nhiều vụ và hạn chế tối đa rủi ro.

Với sự biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng khốc liệt thì yêu cầu “sống chung” càng đặt ra nhiều vấn đề, nhất là việc sản xuất bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Để giải quyết vấn đề này, ngoài sự chủ động của người dân cần “bàn tay” của chính quyền và các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phù hợp của nhà nước.

Hoàng Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cho biết 11 quốc gia đã cam kết đóng góp hơn 11 tỷ USD cho các công cụ vốn kết hợp và bảo lãnh danh mục đầu tư mới, được thiết kế để mở rộng năng lực cho vay của WB thêm 70 tỷ USD trong một thập kỷ, nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, đại dịch và các thách thức toàn cầu khác.

WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu
Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

Theo một báo cáo vừa được Đại học Boston công bố trước thềm hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ diễn ra ngày 17 - 19/4 tới, các quốc gia mới nổi sẽ phải chi mức kỷ lục 400 tỷ USD để trả nợ nước ngoài trong năm nay và gần 40 quốc gia không thể chi số tiền cần thiết cho việc thích ứng với khí hậu và phát triển bền vững.

Chi phí nợ kỷ lục, nhiều quốc gia không đủ tài chính để chi tiêu cho khí hậu

TIN MỚI

Return to top