ClockThứ Tư, 04/11/2020 07:15

Việt Nam không cần và không chấp nhận đa đảng

TTH - Từ nhiều năm nay, các thế lực chống đối và đối tượng lợi dụng dân chủ không ngừng tuyên truyền và đòi phải thực hiện chế độ đa đảng ở Việt Nam. Thực chất là chúng âm mưu lật đổ chế độ bằng hình thức mở rộng “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Thực tế, với điều kiện nước ta, không cần phải đa đảng.

Đoàn Việt Nam dự Đại hội lần thứ 20 Đảng Cộng sản Bồ Đào NhaTổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Đại diện Công đoàn Khu Kinh tế - Công nghiệp tỉnh trao quà cho công nhân lao động dịp Tết Sum vầy năm 2020. Ảnh: Minh Nguyên

1. Đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập là nằm trong âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch nhằm xóa bỏ Đảng Cộng sản, thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Các thế lực thù địch tìm cách tấn công vào vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng, bôi nhọ bản chất chế độ. Mục đích là làm chỗ dựa cho sự ra đời, công khai hóa, hợp pháp hóa các tổ chức đối lập, tổ chức mang danh "cấp tiến". Đối tượng lợi dụng dân chủ tìm cách khoét sâu những tồn tại, tạo ra mâu thuẫn để từng bước tách Nhân dân ra khỏi Đảng, làm mất niềm tin của Nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng. Chúng rêu rao cho rằng, độc đảng là không có cạnh tranh, đất nước chậm phát triển, sản sinh ra tham nhũng, độc tài, mất dân chủ... Âm mưu, phương thức đó đã thực hiện từ những thập kỷ 80, 90 của thế kỷ trước tại Liên Xô, các nước Đông Âu và Việt Nam không phải ngoại lệ. Mục đích cao nhất là chúng cổ vũ thể chế đa nguyên, đa đảng đối lập, tiến tới xóa bỏ Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

2. Trên thế giới hiện nay có nhiều quốc gia có một đảng hay nhiều đảng tùy theo thể chế chính trị và tập quán xã hội của mỗi nước. Quốc gia phát triển giàu mạnh hay nghèo khổ không phụ thuộc vào đa đảng hay một đảng mà tùy thuộc vào đặc điểm, hoàn cảnh và điều kiện về tự nhiên, xã hội, vị trí địa chính trị ở từng nước. Không thể nhận định một cách chủ quan về đa đảng, có cạnh tranh đất nước mới phát triển, độc đảng sẽ kìm hãm.

Theo thống kê không chính thức thì có hơn 100 nước theo chế độ đa đảng, trong đó có đến 3/4 các nước nghèo ở châu Phi, Trung Đông, Nam Á. Ở những quốc gia này người dân sống trong nghèo khổ, nhận cứu trợ thường xuyên từ bên ngoài. Nhiều nước hiện nay thường xuyên bị rình rập bởi chiến tranh hoặc nội chiến, dân chúng tìm cách chạy ra nước ngoài lánh nạn. Giả sử như Việt Nam theo thể chế đa đảng, có thể lại nằm trong số 3/4 quốc gia đó, liệu rằng dân chúng có chấp nhận đa đảng hay không?

Ở nhiều nước trên thế giới, dù có đa đảng thì thực chất vẫn chỉ có một hoặc hai đảng thay nhau cầm quyền. Tình trạng mất đoàn kết trong giới cấp cao diễn ra thường xuyên. Những nước ở châu Phi, Trung Đông các phe phái, sắc tộc cát cứ từng vùng, chính phủ trung ương không kiểm soát được đất nước sinh ra nội chiến triền miên. Các phe nhóm tranh giành ảnh hưởng, giành quyền lãnh đạo đã làm cho xung đột chính trị, xung đột vũ trang gây bất ổn đất nước...

3. Trước năm 1930, Việt Nam là đất nước chìm trong những năm dài nô lệ. Thời kỳ này đã xuất hiện các tầng lớp sĩ phu, nhà nho yêu nước đứng lên đấu tranh chính trị hoặc khởi nghĩa vũ trang nhưng đều bị thất bại. Nhiều tổ chức yêu nước ra đời nhưng không làm cách mạng triệt để, bị thực dân đàn áp, từng bước bị loại khỏi vũ đài chính trị. Kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhờ có đường lối đúng đắn, tập hợp được đông đảo quần chúng, nên đã làm nên những cao trào cách mạng, đỉnh cao là Cách mạng tháng Tám 1945 giành độc lập cho dân tộc. Trải qua nhiều thăng trầm, khó khăn, nhưng Đảng ta đã lãnh đạo Nhân dân Việt Nam giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, đỉnh cao là “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, đất nước thống nhất trọn vẹn năm 1975. Từ đó đến nay, dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng Đảng ta đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam làm nên những kỳ tích mới trong bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Đất nước ngày càng phát triển, đời sống Nhân dân luôn được chăm lo và không ngừng cải thiện; vị thế và uy tín của đất nước ngày càng nâng cao trên trường quốc tế. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: "Ở Việt Nam, không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác". Đó là sự thật đã được chứng minh.

Tổ chức chính trị nào đem lại quyền lợi cho đất nước, cho Nhân dân sẽ có chỗ đứng trong lòng dân tộc. Dù còn có khiếm khuyết nhưng những gì Đảng ta đem lại cho đất nước Việt Nam là vô cùng to lớn. Với cương lĩnh chính trị đúng đắn, nhất định không có một thế lực nào thay thế được vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

NGUYỄN PHƯỚC KHÁNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đón các anh trở về trong lòng Tổ quốc

Ngày 19/5, tại tỉnh Salavan - nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh bạn đã long trọng tổ chức lễ tiễn đưa 12 hài cốt liệt sĩ (HCLS) quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh ở chiến trường Lào về nước.

Đón các anh trở về trong lòng Tổ quốc
Bàn giao hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện hy sinh tại Lào

Sáng 16/5, taị tỉnh Salavan – Lào, Ban chỉ đạo (BCĐ) 515 tỉnh Thừa Thiên Huế và Ban công tác đặc biệt tỉnh Salavan đã tổ chức lễ ký kết bàn giao các hài cốt liệt sĩ (HCLS) quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào đã quy tập được trong mùa khô 2023 - 2024.

Bàn giao hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện hy sinh tại Lào
Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc

Ngày 15/5 tại New York đã diễn ra phiên họp cấp đại sứ của Nhóm bạn bè về giáo dục và học tập trọn đời. Tham dự phiên họp có Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Amina J.Mohammad, Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) về Giáo dục Stefania Giannini cùng Đại sứ, Trưởng Phái đoàn và đại diện của gần 30 nước thành viên LHQ.

Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc
Return to top