ClockThứ Hai, 11/10/2021 05:51
Phát triển Đảng trong doanh nghiệp:

Vì mục tiêu chung nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh - Kỳ 1: Dễ mà khó, khó mà dễ

TTH - Những năm qua, công tác phát triển Đảng trong các doanh nghiệp (DN), nhất là DN tư nhân (DNTN) và DN có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay, số DN có tổ chức Đảng và số lượng đảng viên (ĐV) ở các loại hình DN này vẫn còn rất khiêm tốn.

Phát triển công đoàn tại doanh nghiệp: Chưa đạt so với chỉ tiêuGắn phát triển đảng trong sinh viên với nhiệm vụ đào tạo

Thực tế cho thấy, phát triển Đảng trong DN là vấn đề tưởng chừng dễ, nhưng rất khó, nếu không linh hoạt, chủ động trong triển khai thực hiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và hệ thống chính trị. Đặc biệt, chỉ khi chủ DN thực sự nhận thức đúng vai trò, vị trí của tổ chức Đảng thì việc khó thành dễ.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu kiểm tra mô hình sản xuất sản phẩm từ trấu ở Nhà máy xay xát lúa gạo thị trấn Phong Điền

Kinh nghiệm từ thực tế

Phường Vĩnh Ninh (TP. Huế) là địa bàn có số lượng DNTN nhỏ và vừa tương đối lớn. Lâu nay, các chủ DNTN chỉ tập trung vào nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh mà “quên” đi việc đầu tư thời gian, nguồn lực cho công tác bồi dưỡng, kết nạp đảng viên và phát triển tổ chức Đảng ở DN mình.

Từ thực tế đó, Đảng ủy phường Vĩnh Ninh đã phân công từng đảng ủy viên tiến hành khảo sát số lượng DNTN trên địa bàn chưa có tổ chức Đảng; hoặc có đảng viên nhưng “khó” thành lập tổ chức Đảng để có những giải pháp tăng cường xây dựng tổ chức Đảng trong các đơn vị kinh tế tư nhân.

Nhận thấy, tại Công ty TNHH MTV Khách sạn Thanh Lịch có 10 lao động là đảng viên đang sinh hoạt tại các chi bộ tổ dân phố thuộc các đảng bộ phường Phú Nhuận, Trường An, Phước Vĩnh, Phường Đúc... Đảng ủy phường Vĩnh Ninh đã phân công các đảng ủy viên làm việc, nắm bắt thêm tâm tư, nguyện vọng của lãnh đạo công ty cũng như các đảng viên ở đơn vị này. Mục đích, là tìm được tiếng nói chung để đi đến thống nhất việc cần phải thành lập một chi bộ đảng tại đây. Trong đó, các đảng viên đang làm việc ở DNTN này chính là “hạt nhân” để thúc đẩy DN phát triển.

Sau khi được thành lập, Chi bộ Công ty TNHH MTV Khách sạn Thanh Lịch không chỉ trực thuộc Đảng ủy phường Vĩnh Ninh có 10 đảng viên, mà còn được chỉ định 3 đảng viên tham gia cấp ủy do chính Tổng Giám đốc Công ty Lê Quang Bình làm Bí thư Chi bộ. Khi tổ chức Đảng đi vào hoạt động, các đảng viên trong đơn vị gương mẫu, tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Cấp ủy chi bộ công ty phối hợp chặt chẽ cùng lãnh đạo địa phương, các ban ngành, đoàn thể huy động công nhân, lao động phát huy tính năng động, sáng tạo trong hoạt động kinh doanh, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần làm lợi cho đơn vị, ổn định và tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống.

Với nỗ lực của cấp ủy các cấp, công tác phát triển Đảng trong DNTN trên địa bàn phường Vĩnh Ninh bắt đầu có những chuyển biến. Nhà máy sợi Phú Hưng, Công ty TNHH MTV Quế Lâm miền Trung, Công ty TNHH Du lịch Mondial Huế… là những DNTN vừa và nhỏ, đã phấn đấu để thành lập tổ chức Đảng.

Những đảng viên trong chi bộ luôn phát huy vai trò “hạt nhân”, đi đầu trong lãnh, chỉ đạo đội ngũ nhân viên, người lao động tập trung sản xuất, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc. Có chi bộ Đảng, người lao động yên tâm, gắn bó hơn với DN. DN cũng xác định trách nhiệm của mình là không ngừng chăm lo đời sống công nhân viên, người lao động.

Kinh nghiệm được chia sẻ, đối với việc phát triển Đảng tại DN, tổ chức công đoàn đóng vai trò hết sức quan trọng. Công đoàn chính là kênh tuyên truyền, vận động và bồi dưỡng nhận thức cho đoàn viên. Từ đó, giới thiệu các cá nhân ưu tú để kết nạp Đảng. Bên cạnh đó, công đoàn đóng vai trò giám sát đảng viên thông qua nhiều kênh khác nhau, từ đó có những đề xuất, kiến nghị đối với chi bộ Đảng quan tâm, tập trung lãnh, chỉ đạo công ty ngày càng phát triển hơn nữa.

Công nhân sản xuất da giày ở khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Tìm lời giải cho “bài toán” khó

Theo quy định, mọi DN thuộc các thành phần kinh tế, tổ chức liên đoàn lao động cấp huyện, thị, thành phố chính là “cầu nối” làm vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo, tạo điều kiện phát triển Đảng trong các DN ngoài quốc doanh, nhưng thực tế cho thấy, đây là việc không hề dễ.

Chú trọng mục tiêu tạo hiệu quả sản xuất kinh doanh, các DN chưa mấy mặn mà với việc thành lập tổ chức Đảng và đoàn thể. Quá trình tiếp cận DN, việc vận động thành lập tổ chức công đoàn cũng gặp khó khi DN chưa thấy được chức năng, vai trò của tổ chức công đoàn trong việc đảm bảo quan hệ lao động hài hòa, hướng tới mục đích người lao động và người sử dụng lao động đều có lợi. Bên cạnh đó, người lao động làm việc trong các DN thường có tư tưởng nhảy việc, không gắn bó lâu dài khiến công tác tuyên truyền, bồi dưỡng các đối tượng để kết nạp Đảng thường bị đứt quãng, khiến việc phát triển đảng trong DN gặp khó khăn.

“Hiệu quả kinh tế là ưu tiên hàng đầu trong kinh doanh nên nhiều chủ DN chưa quan tâm công tác xây dựng tổ chức và phát triển Đảng. Ngay cả địa điểm để sinh hoạt chi bộ cũng gặp khó. Còn về thời gian sinh hoạt, một số chi bộ vẫn chưa bảo đảm, chủ yếu phải sinh hoạt ngoài giờ hoặc cuối tuần. Đây cũng là một trong những trở ngại cho công nhân, lao động khi quyết định vào Đảng, vì họ vừa phải làm tốt nhiệm vụ tại công ty, vừa phải cân đối thời gian để chăm lo gia đình”, một đảng viên hiện đang làm việc tại KCN Phú Bài thổ lộ.

Công nhân làm việc tại Doanh nghiệp Trà Cung Đình Huế

Không những thế, các chi bộ trong DN chỉ dành rất ít thời gian để sinh hoạt mỗi tháng. Thời gian sinh hoạt quá ngắn nên nội dung sinh hoạt còn nghèo nàn, có nơi chỉ mang tính hình thức. Nghị quyết chi bộ cũng chưa gắn vai trò lãnh đạo của Đảng vào các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh do người đứng đầu cấp ủy nhiều nơi không phải là lãnh đạo của DN. Từ đó, hiệu quả hoạt động của các tổ chức cơ sở Đảng chưa cao, khó thu hút quần chúng rèn luyện, phấn đấu để được vào Đảng.

Nhiều chủ DNTN đặt vấn đề: Vào Đảng thì họ và DN của họ có những thuận lợi gì, quyền lợi ra sao? Không ít người lo lắng phải dành thời gian cho hội họp, sinh hoạt chi bộ, học tập chính trị ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh. Một số khác e rằng, với thời gian eo hẹp sẽ rất khó để tham gia sinh hoạt Đảng đầy đủ...

Tuy nhiên, cũng có không ít DN xác định, với mô hình hoạt động là công ty cổ phần, việc vào Đảng không tạo ra “lợi ích cá nhân” cho bất kỳ ai, hoàn toàn tự nguyện dựa trên nhu cầu của cá nhân mong muốn được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Vì vậy, việc kết nạp được một đảng viên mới là điều hết sức trân quý, cũng như mở rộng được tổ chức Đảng tại các chi, đảng bộ trực thuộc. Trong đó, phải kể đến Công ty CP Dệt may Phú Hòa An; Công ty CP Dệt May Huế; Công ty CP Đầu tư Thiên An Phát… hiện đang hoạt động tại KCN Phú Bài (TX. Hương Thủy).

Ông Dương Quang Bằng, Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy cho biết, toàn tỉnh hiện có 602 tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ), với gần 54.000 đảng viên. Trong đó, 81 TCCSĐ trong 5.000 DN, với 3.122 đảng viên (40 TCCSĐ, gần 2.000 đảng viên là DN có vốn Nhà nước; 41 TCCSĐ, gần 1.200 đảng viên là DN không có vốn Nhà nước và DN loại hình công ty cổ phần chiếm phần lớn, với 34 TCCSĐ, 986 đảng viên).

Bài, ảnh: Anh Phong

Kỳ 2: Đảng vì doanh nghiệp, doanh nghiệp vì Đảng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

TIN MỚI

Return to top