ClockThứ Bảy, 06/07/2019 06:45

Chợ Đông Ba: Phía sông Hương đừng xem là “mặt hậu”

TTH - Nhiều du khách và người dân Huế phản ánh tại sao mặt sau của chợ Đông Ba hướng ra sông Hương không gắn biển hiệu chợ Đông Ba để hấp dẫn du khách mà cho đơn vị quảng cáo đặt biển.

Không chỉ vì thương hiệu Đông Ba...Trưng bày hình ảnh chợ Đông Ba xưa và nayTiểu thương là chủ thể làm xanh - sạch - sáng chợ Đông Ba

Tấm biển quảng cáo VIETTEL che khuất chợ Đông Ba nhìn từ bên này sông

Mới đây, tôi cùng mấy người bạn đến từ Hà Nội ghé Bến thuyền Tòa Khâm uống cà phê. Sông Hương phẳng lặng và đẹp đến nao lòng. Nhìn qua bên sông, thấp thoáng người dân đi lại trên đường Trần Hưng Đạo, chợ Đông Ba nằm đó nhưng chỉ có tôi là người dân địa phương mới nhận ra chợ Đông Ba nổi tiếng, còn du khách thì chịu vì chẳng có biển hiệu chợ Đông Ba mà thay vào đó là sừng sững biển hiệu quảng cáo của VIETTEL đặt trên nóc chợ.

Khi nhận ra điều này, mọi người đều thắc mắc vì sao chợ Đông Ba nổi tiếng như vậy không quảng bá thương hiệu của mình mà cho phép đơn vị khác quảng cáo?!

Đừng nhầm tưởng chợ Đông Ba chỉ có mặt tiền là Trần Hưng Đạo mà mặt hậu của nó cũng chính là mặt tiền hướng ra sông Hương, nhìn từ đường Lê Lợi. Sông Hương chính là trục chính của quy hoạch đô thị hai bên sông nên các nhà kiến trúc trước đây khi thiết kế các công trình ven sông đều lấy sông Hương làm chủ đạo.

Chẳng hạn khách sạn Century, Hương Giang, khách sạn La Recidence đều có hai mặt tiền: mặt tiền thứ nhất là đường Lê Lợi và mặt tiền thứ hai hướng ra sông Hương nên hầu hết các công trình này đều rất đẹp từ hai phía và chợ Đông Ba cũng không ngoại lệ.

Từ lâu, chợ Đông Ba là trung tâm thương mại lớn của tỉnh, hội tụ nhiều mặt hàng khắp nơi trong tỉnh, với nhiều đặc sản địa phương, kể cả sản phẩm một số làng nghề truyền thống, may mặc lấy liền dành cho du khách nên việc quảng bá chợ Đông Ba để hấp dẫn du khách là cần thiết. thay vì cho các đơn vị khác mượn mặt bằng chợ Đông Ba để quảng bá hình ảnh thương hiệu của mình.

Mong rằng, Ban Quản lý chợ Đông Ba sẽ xem xét ý kiến trên để có sự điều chỉnh thích hợp. Chẳng hạn, mặt sau cho đặt biển hiệu chợ Đông Ba để người dân cũng như du khách khi đến Huế tham quan đi từ hai phía đều nhận diện chợ Đông Ba một cách chính xác và dễ dàng nhất.  Và như vậy, hình ảnh chợ Đông Ba sẽ nổi bật hơn trong lòng đô thị Huế.

Bài, ảnh: TRỌNG HOÀNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người tốt ở Đông Ba

Những hành động tử tế tại chợ Đông Ba giúp ngôi chợ hơn 124 tuổi ngày càng xây dựng được hình ảnh thân thiện, văn minh.

Người tốt ở Đông Ba
Huế xưa Huế mới

“Huế cổ kính, mà luôn luôn mới mẻ, bất ngờ. Ai đã từng dành trọn buổi sớm mai sương khói hay buổi chiều tà mát mẻ đi một vòng dọc hai bờ sông Hương mới cảm nhận được sức sống kỳ diệu của thành Huế bây giờ… Huế đi lên từng ngày, dần xứng tầm là một đô thị di sản, một trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu tương lai của nước nhà, của khu vực” - Đó là những cảm nhận sâu sắc của một người bạn xa về một Huế “muôn đời đẹp và thơ”.

Huế xưa Huế mới
Nụ cười Đông Ba

Mệ Hoàng Thị Khanh, 81 tuổi, buôn bán cau trầu ở chợ Đông Ba kể, trước năm 1975, tiểu thương đều mặc áo dài, và Đông Ba như một xứ Huế thu nhỏ, là nơi gìn giữ bản sắc của di sản văn hóa Huế. Đôi khi khách phương xa đến Huế, ra chợ Đông Ba, cốt chỉ để được nghe rặt tiếng Huế của các dì, các mệ.

Nụ cười Đông Ba
Khai mạc chương trình “Chợ Đông Ba- Xuân yêu thương”

Sáng 3/2, Ban Quản lý (BQL) chợ Đông Ba tổ chức khai mạc chương trình “Chợ Đông Ba – Xuân yêu Thương” năm 2024 tại khu vực mặt tiền chợ. Tham dự có UVTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Huế Phan Thiên Định cùng bà con tiểu thương, các thầy cô giáo và học sinh Trường Tiểu học Trần Quốc Toản.

Khai mạc chương trình “Chợ Đông Ba- Xuân yêu thương”
Return to top