ClockThứ Sáu, 25/09/2020 15:22

Chống “căn bệnh thành tích”

TTH - “Bệnh thành tích” là căn bệnh nguy hại đang làm tha hóa một bộ phận cán bộ, đảng viên theo khuynh hướng thực dụng, chủ nghĩa cá nhân. Nhận diện đúng căn bệnh là yêu cầu cần thiết để phòng ngừa, chữa trị, không để lây lan, trầm trọng.

Chống bệnh thành tích trong thi đua, khen thưởng

1. Thành tích là kết quả tốt đẹp do sự cố gắng của tập thể, cá nhân có được trong hoạt động thường xuyên. Tự thân thành tích là đáng khuyến khích, ca ngợi, làm động lực phấn đấu vươn lên đóng góp tích cực cho xã hội. Nhưng khi được gọi là “bệnh thành tích” thì trái ngược lại. Đó là tư tưởng thích được khen ngợi, đánh giá cao, cố tạo nên những thành tích không có thật hoặc không đúng thực chất. Tâm lý ai cũng mong muốn được khen ngợi, ghi nhận thành tích nên đã phấn đấu hết mình vì công việc chung. Nhưng đáng buồn là có một bộ phận muốn rút ngắn đường đến vinh quang mà ra sức tô vẽ thành tích giả tạo, không đúng thực chất. Biểu hiện của căn bệnh này là chạy theo thành tích bất chấp kết quả, che mắt cấp trên, đánh lừa quần chúng. Thành tích không có thực, thành tích ảo làm ảnh hưởng đến đánh giá của cấp trên, làm đột biến những con số tăng trưởng, gây nguy hại cho định hướng phát triển. Và dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược phát triển chung của đất nước.

Từ việc nhỏ đến việc lớn, từ ít đến nhiều, từ cấp thấp đến cấp cao đều có những biểu hiện không lành mạnh đã làm cho căn bệnh này ngày càng lan rộng. Không chỉ cấp dưới muốn có thành tích mà cấp trên cũng thích nghe thành tích nên tạo chỗ dựa cho căn bệnh này có điều kiện nảy nở.

Thường thấy trong các dịp lễ kỷ niệm ngành, kỷ niệm năm chẵn, nhiều cơ quan tìm cách làm báo cáo thành tích để được xét khen tặng danh hiệu. Do cần có một bản báo cáo thật nổi đã sinh ra những “bản thành tích” với những số liệu, đánh giá không thể tốt hơn. Thành tựu không có gì đáng kể nhưng được nhào nặn khéo léo, tô vẽ, thổi phồng.

Những công trình, dự án lớn được ấn định thời gian hoàn thành, vậy là khẩu hiệu “Lập thành tích chào mừng ngày....” được đặt ra nhằm đẩy nhanh tiến độ. Làm dối, làm ẩu, làm cho xong việc cho kịp lễ mừng công được ráo riết thực hiện theo yêu cầu, chỉ đạo của cấp trên. Thành tích chưa thấy đâu nhưng khi đưa vào sử dụng một thời gian bị hư hỏng, xuống cấp, kiểm toán ra sai phạm, công trình bị rút ruột... đã lộ ra mảng tối, hệ quả của “lập thành tích” không sát thực tế. Những chủ trương xây dựng nông thôn mới, giải quyết việc làm, chính sách xóa đói giảm nghèo... trong báo cáo của địa phương dễ có con số “ma” nếu không được thẩm định chu đáo của cấp có thẩm quyền. Bệnh thành tích trong ngành giáo dục được nêu nhiều nhất trong những năm vừa qua với những hậu quả khôn lường. Học sinh “ngồi nhầm lớp”, tỷ lệ tốt nghiệp gần 100%, bằng cấp học hàm, học vị không tương ứng với chất lượng... đang là vấn nạn.

 Ngay cả báo cáo chính trị đại hội một số nơi cũng dễ thấy phần lớn nêu các thành tựu, kết quả khả quan; lấn át những hạn chế, tồn tại, chỉ tiêu, nhiệm vụ không hoàn thành.

2. Người xưa có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Quan niệm coi trọng chất lượng, giá trị bên trong hơn hình thức bề ngoài trở thành nếp nghĩ, cốt cách con người. Bệnh thành tích sẽ làm mất đi sự trung thực, làm mất niềm tin, hạn chế sự phát triển của xã hội. Tập thể mắc bệnh thành tích sản sinh ra những sản phẩm kém chất lượng, cá nhân thích thành tích nảy sinh tự mãn, kiêu ngạo, ảo tưởng, xem thường người khác, xa rời quần chúng. Nhưng dù tập thể hay cá nhân thì phần lớn xuất phát từ ý chí của người đứng đầu. Họ cần danh tiếng để nhanh được thăng chức, cần có một “bộ sưu tập” danh hiệu để tô điểm cho công lao của mình qua các danh hiệu. Khổ nỗi vì không có được kết quả tốt người ta phải vẽ ra với những thành tích cao ngất ngưởng, những câu chữ mỹ miều, những con số tăng trưởng không thể tốt hơn. Khi đã có đủ bộ hồ sơ cần thiết lại bắt đầu đến “công đoạn chạy”. Chạy cho cơ quan, lãnh đạo ký xác nhận, chạy cơ quan thẩm định, cuối cùng là chạy cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng. Đã gọi là “chạy” thì không thể thiếu những “khoản kèm theo” tương ứng với giá trị của danh hiệu. Đáng nói hơn là phần lớn những khoản này được “chế biến” rút từ trong ngân sách nhà nước.

Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã chỉ ra một trong những biểu hiện của suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, trong đó có : Mắc “bệnh thành tích”, phô trương, thổi phồng thành tích, đánh bóng tên tuổi, thích được ca ngợi, “chạy thi đua”, “chạy khen thưởng”.

Suy cho cùng thì bệnh thành tích là bệnh giả mạo, gian dối nhằm mục đích vụ lợi, vì lợi ích cá nhân. Chúng ta đã có Luật Thi đua, Khen thưởng, Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên và nhiều văn bản pháp luật khác. Trong đó, Luật Thi đua, Khen thưởng quy định rõ hành vi bị cấm: “Kê khai gian dối, làm giả hồ sơ, xác nhận, đề nghị sai”, “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị, quyết định khen thưởng trái pháp luật”, “Lãng phí tài sản của Nhà nước, tập thể trong thi đua khen thưởng”. Thiết nghĩ, những chế tài đó đủ để ràng buộc, điều chỉnh, ngăn chặn “căn bệnh thành tích”, “chạy thành tích”. Bên cạnh đó, cán bộ chủ chốt, nhất là người đứng đầu có vai trò quyết định, nếu họ có ý thức phục vụ Nhân dân, tôn trọng khách quan, thực hiện đúng nguyên tắc, đặt lợi ích chung lên trên hết sẽ chống được “bệnh thành tích” có hiệu quả.

“Căn bệnh thành tích” là sản phẩm của tiêu cực, gây tác hại cho Nhà nước, làm giảm niềm tin của Nhân dân vào bộ máy công vụ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm lệch chuẩn xã hội nên cần phải lên án, xóa bỏ, không để căn bệnh tồn tại, lây lan.

NGUYỄN AN HÒA

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhân rộng mô hình chuyển hóa địa bàn

Công tác phòng, chống ma túy (PCMT) và nhân rộng mô hình chuyển hóa tình hình tội phạm, tệ nạn ma túy trên địa bàn TP. Huế đạt nhiều kết quả tích cực.

Nhân rộng mô hình chuyển hóa địa bàn
Trang bị kỹ năng và nâng cao ý thức phòng, chống đuối nước

Thời tiết bắt đầu bước vào những ngày nắng nóng. Đây là thời điểm mà các điểm bơi lội mở cửa trở lại, nhu cầu tắm sông, suối của người dân, nhất là các em nhỏ tăng cao. Vì vậy, cẩn trọng đuối nước luôn phải được đặt lên hàng đầu.

Trang bị kỹ năng và nâng cao ý thức phòng, chống đuối nước
An ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ ở chợ Đông Ba: Mô hình cần được nhân rộng

Nhờ thường xuyên chú trọng và luôn đổi mới cách làm, nên tình hình an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ (ANTT, PCCN) ở chợ Đông Ba luôn được đảm bảo. Nhiều vụ việc liên quan đến ANTT, trộm cắp tại chợ đã được ngăn chặn kịp thời. ANTT, PCCN ở chợ Đông Ba là mô hình hay cần nhân rộng ra các chợ truyền thống khác trên địa bàn toàn tỉnh.

An ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ ở chợ Đông Ba Mô hình cần được nhân rộng
Thêm giải pháp chống thất thu ngân sách

Việc tập hợp các thông tin hộ kinh doanh đã mã hóa và lưu trữ dưới dạng số hóa trên chức năng bản đồ số hộ kinh doanh được triển khai trên ứng dụng eTax Mobile sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước tra cứu, phản hồi thông tin một cách dễ dàng mọi lúc, mọi nơi.

Thêm giải pháp chống thất thu ngân sách
Return to top