ClockThứ Sáu, 10/01/2020 14:14

Chống rác nhựa theo nguyên tắc “Giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng”

TTH - Để chống rác thải nhựa, trước hết phải thúc đẩy các hoạt động giảm thiểu kể cả với người tiêu dùng và nhà sản xuất, chủ sở hữu thương hiệu, nhà phân phối, bán lẻ...

Ngành du lịch tham gia “chống” rác thải nhựaChống rác thải nhựa là trách nhiệm xã hộiCơ quan nhà nước phải tiên phong “chống rác thải nhựa”

Túi ni lông sinh học dễ phân hủy được cung ứng trên thị trường, góp phần thay thế, hạn chế túi ni lông khó phân hủy

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng phát thải, nhất là rác thải nhựa và túi ni lông khó phân hủy sử dụng một lần tiếp tục gia tăng. Chỉ tính riêng rác thải rắn sinh hoạt cả nước mỗi năm tăng khoảng từ 10-16%, mỗi ngày phát sinh hơn 70 nghìn tấn. Hầu hết rác thải chưa được phân loại tại nguồn, tỉ lệ tái sử dụng và tái chế thấp.

Riêng đối với Thừa Thiên Huế, bình quân lượng rác thải sinh hoạt phát sinh mỗi ngày khoảng 650 tấn thì đã có khoảng 16% là rác ni lông, nhựa nằm trong số đó.

Nói về trách nhiệm giải quyết vấn đề rác thải nhựa, ngoài ý thức và hành động tiết giảm, phân loại, tái chế, tái sử dụng của người xả thải, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - Trần Hồng Hà từng cho rằng, doanh nghiệp không chỉ là một phần của vấn đề mà có thể trở thành một phần quan trọng của giải pháp.

Vì vậy, mỗi doanh nghiệp phải là người tiên phong để tạo nên phong trào kết nối những doanh nghiệp khác cùng hành động có trách nhiệm, hướng đến phát triển bền vững.

Để chống rác thải nhựa, trước hết phải thúc đẩy các hoạt động giảm thiểu kể cả với người tiêu dùng và nhà sản xuất, chủ sở hữu thương hiệu, nhà phân phối, bán lẻ... Quan trọng nữa là phải thúc đẩy hình thành ngành công nghiệp tái chế và hỗ trợ các sản phẩm tái chế, thân thiện môi trường.

Theo Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc, toàn thế giới tạo ra hơn 400 triệu tấn nhựa mỗi năm. Trong đó, ngành tạo ra lượng nhựa lớn nhất là đóng gói, chiếm 36% với chủ yếu các sản phẩm chỉ dùng 1 lần; ngành xây dựng chiếm 16%; ngành dệt may 14%; tiêu dùng 10%; giao thông vận tải 7%; điện, điện tử 4%; máy công nghiệp 1% và các ngành khác 12%.

Hiện, nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong nước, quốc tế đang đi theo hướng phát triển kinh tế tuần hoàn và chưa trọng nguyên tắc 3R (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế). Hiện nay, kinh tế tuần hoàn là phương thức mới để tạo ra giá trị cho sản phẩm, vật liệu, tài nguyên. Kinh tế tuần hoàn nhằm mục đích kéo dài vòng đời của một sản phẩm bằng việc cải tiến, đưa chất thải ở cuối chuỗi cung ứng quay trở lại đầu vào.

Nói cách khác, đây là cách sử dụng nguồn tài nguyên từ rác để tái sử dụng thay vì chỉ sử dụng một lần. Lợi ích đem lại từ kinh tế tuần hoàn không chỉ về kinh tế, mà cả môi trường và xã hội khi "biến rác thải thành tài nguyên" và kéo dài vòng đời, giảm lượng phát thải ra môi trường.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp trong ngành đóng gói nhận thức được hoạt động sản xuất, đóng gói bao bì đã và đang làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Kéo theo đó là việc gia tăng chất thải do hoạt động sản xuất và chất thải sau quá trình sử dụng đã tiềm ẩn các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Trong bối cảnh đó, tiên phong trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, các thành viên của Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Bộ Tài nguyên & Môi trường.

Hợp tác này nhằm chia sẻ mục tiêu, tầm nhìn và trách nhiệm để cùng các cơ quan Nhà nước liên quan, chính quyền địa phương, doanh nghiệp trong và ngoài nước đưa ra các giải pháp phát triển bền vững, thân thiện môi trường, hướng tới mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam có khả năng phát triển hệ thống thu gom bao bì để thúc đẩy các hoạt động tái chế.

Bài, ảnh: Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tập huấn tái chế rác thải nhựa

Hoạt động trên được Hội LHPN TP. Huế phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức ngày 27/3 nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong việc chung tay bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa.

Tập huấn tái chế rác thải nhựa
Đảm bảo mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét trong cả nước vào năm 2030

Ngày 23/2, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương tổng kết công tác phòng, chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng năm 2023; triển khai kế hoạch năm 2024 và thúc đẩy loại trừ sốt rét ở Việt Nam”. Đầu cầu Thừa Thiên Huế có đại diện Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, TTYT Phong Điền, Nam Đông, A Lưới.

Đảm bảo mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét trong cả nước vào năm 2030
Nỗ lực giảm thiểu tảo hôn và sinh con thứ 3 tại A Lưới

Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác tuyên truyền, vận động, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện A Lưới đã giảm thiểu tình trạng tảo hôn và sinh con thứ 3 trở lên. Từ đó, nâng cao chất lượng dân số, thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương phát triển.

Nỗ lực giảm thiểu tảo hôn và sinh con thứ 3 tại A Lưới
Trường học an toàn, giảm thiểu rủi ro thiên tai

Đó là một trong những sáng kiến từ dự án “Mô hình toàn diện nhằm xây dựng cộng đồng an toàn tại Việt Nam”, do Chữ Thập đỏ Mỹ tại Việt Nam viện trợ dành cho 4 trường học thấp trũng. Hoạt động được triển khai từ giữa năm 2022.

Trường học an toàn, giảm thiểu rủi ro thiên tai

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top