ClockThứ Năm, 22/08/2013 15:21

Chùm thơ của Phạm Bá Thịnh

TTH - Thay vì các file ảnh như thường khi, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm Bá Thịnh đã gửi đến địa chỉ gmail của tôi một chùm thơ. Điều này, quả thật đã làm tôi bất ngờ rồi đọc với đôi chút tò mò...Không phải là mới cả về cấu từ và cách dụng chữ nhưng có thương yêu quặn thắt, có nỗi nhớ quặn xoáy và đau đáu. Có những suy tư duyềnh lên sau nhiều lắm những trải nghiệm. Có cả cái lặng im đến lầm lũi của người đàn ông đang nhìn vào chính mình... là những thông điệp từ các con chữ mà tôi thu nhận được khi đọc chùm thơ của anh. Và dù thế nào đi chăng nữa, Phạm Bá Thịnh vẫn gửi đến người đọc những góc nhìn đầy hình ảnh với các gam màu theo cách của anh.Chùm thơ dưới đây là ba trong số 10 bài mà Phạm Bá Thịnh gửi đến Thừa Thiên Huế Cuối tuần.

Triêng gióng đi về

 Mẹ từ quê ra phố,

Triêng gióng đi về

Nặng trĩu vai. 

Mẹ từ trẻ đến già,

Bóng đổ nghiêng

hai chiều

Nắng rát.

Ta một thời lang bạt

Quên cội nguồn

triêng gióng

Mẹ cha.

 

 

Đối mặt sóng gió

 

Một con thuyền mong manh,

Một con người dáng nhỏ.

Đối mặt sóng và gió.

Đất trời có thênh thang?

 

Ngàn con sóng vỡ tan.

Vạn cơn gió vô hồi.

Ước ngồi soi bóng lặng.

Trăng thẳm mấy tầng sâu?

 

 

Nắng sớm

 

Một ngày Thành Nội 

              đầy sương nắng.

Đường cửa Ngăn 
              phượng trút lá 
              Giao mùa.
 
Em một thời 
             tung tăng
             áo trắng,
Ta đêm về
             lấp lóa nắng
             trong mơ.
Hạnh Nhi (giới thiệu)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Mâm cơm nóng

1. “Ba tin mẹ sẽ làm tốt!” – Vũ, chồng My hay dùng câu nói ấy để khích lệ tinh thần My mỗi khi đứng trước quyết định lớn. Lần đó, My gần như đặt cược cả công ty cho một hợp đồng có tính mạo hiểm. Nghĩa là nếu thắng, công ty My sẽ bước thêm một bậc thang mới, mở ra rất nhiều cơ hội cho những dự án kế tiếp. Ngược lại, nếu thua, khả năng xấu nhất là công ty My phá sản.

Mâm cơm nóng
Bóng nắng

Bà Liếng sống một mình trong cái chòi dưới chân dốc Mù U. Nơi đó vắng ngắt, cánh đồng bỏ hoang, cỏ ngoi lên tới tận bờ, mấy con bò làng bên cũng chẳng buồn qua gặm những đám cỏ cằn khô. Bà Liếng là người đàn bà câm nên người làng quen gọi bà câm, quên mất cái tên Liếng từ bao giờ.

Bóng nắng
Cậu học trò năm ấy

Xuân ngẩng đầu lên nhìn tôi rồi ngoảnh mặt đi nơi khác. Nhiều lần tôi cố tình nhìn chăm chăm về phía Xuân để cậu ta không còn “cơ hội” đánh lảng sang hướng khác. Vậy mà dường như đoán biết được lúc nào là có ánh mắt của tôi đưa xuống chỗ ngồi của mình, khi thì cậu cúi mặt xuống, khi thì cậu nhìn mông lung ra cửa sổ, nơi có cây khế sai quả của nhà bác cai trường.

Cậu học trò năm ấy
Return to top