ClockThứ Sáu, 01/10/2021 15:02

Con đường nào cho “dân” Kinh tế?

Nội dung của bài viết lần này là mình sẽ giới thiệu cơ bản nhất về con đường một sinh viên kinh tế bất cứ trường nào cũng có thể đi trên con đường sự nghiệp này.

Trước tiên là ngành mà nhiều bạn học kinh tế mong ước là kế/kiểm toán. Có rất nhiều bạn hỏi nếu không học kế/kiểm thì khi ra trường có thể làm ngành này được không? Bây giờ, kiểm toán thì chỉ cần học một số chứng chỉ là vẫn có thể đi làm được. Nhiều khi bằng đại học còn không có giá bằng hoặc phải đi kèm chung như: CPA, ACCA...

Điều tuyệt vời hơn nữa là được làm ở những công ty kiểm toán lớn như Big 4 (Deloitte, PwC, E&Y, KPMG) cho các bạn cơ hội tiếp xúc một lượng lớn kiến thức và va chạm nghề nghiệp, là bàn đạp cho những hướng đi khác trong tương lai.

Cơ cấu phát triển trong kiểm toán thường là cộng sự (2 năm) - cộng sự cao cấp (2 năm) - trợ lý (2 năm) - trưởng phòng (2-4 năm)...

Kế tiếp là phân tích và đầu tư tài chính, một ngành cũng khá “hot”. Đây luôn là công việc top đầu mà các bạn trẻ bây giờ có thể hướng đến với mức lương tốt nghiệp thuộc hàng cao. Mình cũng học trong ngành nghề này đây. Tuy nhiên, cũng như kế/kiểm, các bạn cũng cần học thêm từ bên ngoài vì kiến thức trên trường không bao giờ đủ. Với lĩnh vực này thì chứng chỉ liên quan nhất chính là CFA. Các kỹ năng cơ bản cần có bao gồm: biết đọc báo cáo tài chính, xây dựng một mô hình tài chính định giá doanh nghiệp, thông thạo Powerpoint và Excel.

Con đường để đi đến thì có thể vô thẳng sau khi tốt nghiệp và cũng gian nan và kiên trì hơn làm kiểm toán Big 4 vài năm rồi qua. Trong này thì lộ trình thăng tiến sẽ đi từ nhà phân tích, rồi sau đó đến cộng sự - trợ lý - quản lý - trưởng bộ phận giao dịch - giám đốc và cuối cùng là trở thành đối tác của công ty.

Các bạn cũng có thể vào làm ở các công ty hàng hóa tiêu dùng nhanh (FMCG - Fast Moving Consumer Goods). Nghe thì có vẻ lạ, nhưng thiệt ra những điều thường nhật mà mình hay thấy thôi. Ví dụ như bột giặc Omo, dầu gội đầu Sunsilk, Dove, nước xả vải Comfort... Tất cả mấy nhãn hiệu này đều thuộc Unilever - một công ty top đầu về FMCG. Điều đặc biệt là những công ty này thường có một chương trình rất bổ ích mà nhiều bạn trẻ bỏ quên, đó là thực tập sinh quản trị (Management Trainee.)

Con đường của các bạn trong các công ty này sẽ được làm nhiều phòng ban trong khoảng 2-3 năm và lên thẳng quản lý đi kèm là cường độ làm việc cực cao. Một số công ty top đầu của FMCG các bạn có thể đã nghe qua như: Unilever, Nestle, CocaCola, P&G…

Cuối cùng là cố vấn kinh doanh, một ngành đang có tốc độ phát triển và nhu cầu cao tại Việt Nam trong những năm gần đây. Nói một cách ngắn gọn thì nghề này giống như là một bác sĩ cho doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp có một vấn đề nào đó mà họ không thể tìm ra thì những cố vấn sẽ giúp đỡ công ty.

Ngành này đặc biệt thích hợp với các bạn có sở thích giải quyết những vấn đề mới lạ ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngành tư vấn cũng yêu cầu cần có kỹ năng mềm (đàm phán, thuyết trình…) cũng như một số kỹ năng về Excel và Powerpoint.

Lộ trình phát triển thì khá giống với những ngành nghề ở trên. Bạn sẽ khởi đầu ở vị trí nhân viên phân tích tư vấn. Rồi sau đó sẽ từ từ đi lên các vị trí cộng sự, cộng sự cấp cao, cố vấn đến trưởng dự án, đối tác và cao nhất là đối tác liên kết. Các bạn có thể xin làm tư vấn cho bất kỳ doanh nghiệp nào, nhưng phổ biến nhất vẫn là làm tư vấn cho các công ty kế/kiểm trong Big 4.

Tư Hạ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái

Với mục tiêu đặt ra là đến năm 2030, khoảng 40-50% địa phương trong cả nước có kế hoạch chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang khu công nghiệp sinh thái và 8-10% địa phương có định hướng xây dựng khu công nghiệp sinh thái mới, nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn.

Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái
Return to top