ClockThứ Tư, 12/01/2022 13:29

Đã mấy ai biết sợ dù được cảnh báo trước

TTH - Đại dịch COVID-19 trong 2 năm qua, nhất là làn sóng dịch thứ 4 từ giữa năm 2021 đến nay ở nước ta đã để lại thiệt hại nặng cho đất nước và mỗi người dân. Hậu quả tang thương từ đại dịch thấy trước mắt, nhưng nhiều người vẫn không biết sợ.

Chi phí xét nghiệm cao, nhiều doanh nghiệp gặp khóMỹ cho nhân viên y tế mắc COVID-19 tiếp tục làm việcChuyên gia WHO nói về triển vọng kết thúc dịch

Người dân tham gia Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch COVID-19. Ảnh: baochinhphu.vn

Bắt đầu từ tháng 11/2021,  Chính phủ đã có nghị quyết “thích ứng trong điều kiện bình thường mới” với quy định mở. “Thích ứng” không có nghĩa là thích hợp, an toàn mà là thay đổi thói quen, sinh hoạt, làm ăn, phòng dịch bệnh, thích nghi với hoàn cảnh mới. Thông điệp “5k + vắc-xin”, những nỗ lực của Chính phủ đang từng bước làm cho người dân được an toàn, vừa chống dịch, vừa sản xuất, kinh doanh trong khủng hoảng của dịch bệnh. Với nỗ lực ngoại giao, kinh phí từ ngân sách, đóng góp của cả xã hội, Nhà nước đã huy động đủ vắc-xin cho chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn nhất. Đến nay, có 99% người dân được tiêm mũi 1, 90% mũi 2, ba triệu liều mũi bổ sung, tăng cường và tiêm cho trẻ em 12 tuổi trở lên.

Từ chủng vi rút Sars-CoV-2 ban đầu đã biến chủng thành Gammar, Beta, Delta, nay có thêm biến chủng mới Omicron, đang lây lan rất mạnh trên thế giới. Chỉ riêng chủng Delta gây nên làn sóng dịch thứ 4 đã lấy đi sinh mạng của gần 2 triệu người trên thế giới. Nhớ lại cách đây chưa lâu, những đám thiêu sơ sài ở Ấn Độ, những đoàn xe quân sự chở xác ở Italia, người chết phải chôn tập thể ở nhiều nước... hãy còn là lời cảnh báo.

Gần 2 triệu người trên thế giới tử vong là con số không hề nhỏ, cao hơn nhiều so với các cuộc chiến tranh xảy ra gần đây. Với chủng mới Omicron, cộng đồng châu Âu đã phát đi cảnh báo số lây nhiễm mới với gần 120 ngàn người ở Anh, 190 ngàn người Mỹ, 104 ngàn người Pháp chỉ 1 ngày, cao nhất từ trước đến nay. Ngay trước Giáng sinh, các nước gần ta như Thái Lan, Singapore, Indonesia đã phát hiện hàng chục trường hợp biến chủng mới Omicron và còn tiếp tục tăng.

Thời điểm này, dù dịch ở Việt Nam đã được kiểm soát nhưng ca nhiễm mỗi ngày vẫn tăng cao không kém đợt dịch thứ 4 ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Việt Nam cũng đã có ca nhiễm đầu tiên biến chủng Omicron. Không thể chủ quan với người lây nhiễm chưa có triệu chứng đang sinh sống ở cộng đồng. Chúng ta phải “ứng xử” thế nào với vi rút ngay cả khi trang bị đầy đủ “vũ khí vắc-xin”. COVID-19 vẫn có thể “cướp” đi hơi thở chúng ta bất cứ lúc nào, không thể ỷ lại, chủ quan trong phòng dịch.

 Nhìn lại gần 2 tháng thích ứng mới cho thấy người dân đã tuân thủ, chấp hành các biện pháp phòng dịch của Chính phủ, ngành y tế. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều hiện tượng chủ quan, cố tình làm trái hoặc thiếu ý thức phòng tránh cho cộng đồng, bản thân. Những địa phương có người nhiễm cao được khuyến cáo hạn chế ra ngoài, chỉ thật cần thiết khi mua sắm đồ dùng thiết yếu, đi làm công sở. Nhưng người dân vẫn vô tư ra đường như không có gì xảy ra. Người ta vẫn hẹn hò vui chơi, giao lưu, ăn uống, tập trung đông nơi công cộng. Hệ quả từ vui chơi quá đà dịp 30/4, 1/5 là nguyên nhân dẫn tới bùng phát đợt dịch thứ 4 tại tâm điểm TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam là như vậy.

Dịp Noel vừa qua, người dân vẫn tập trung vui chơi, tổ chức ăn uống, đường phố đông nghẹt người dù đã có cảnh báo trước. Thời điểm này, Hà Nội đang dẫn đầu về số ca bị nhiễm trong ngày, lý do được cho là tập trung vui chơi quá đông trong dịp lễ Giáng sinh vừa qua.

Trong đêm tổ chức tưởng niệm đồng bào, chiến sĩ tử vong vì COVID-19 gần đây với những giọt nước mắt chưa kịp lau khô, thổn thức còn kéo dài, chết chóc, dịch bệnh không thể dự đoán trước và sẽ còn tiềm ẩn nhiều phức tạp. Kỳ nghỉ cuối năm, Tết âm lịch đang đến gần, nếu không hạn chế thói quen có hại, chúng ta sẽ tự làm khó, tự gây thêm đau thương cho chính mình và xã hội. Trong mỗi chúng ta ai cũng muốn yên ấm ở nhà hơn nằm trên giường bệnh; được đi lại tự do hơn tập trung vào khu cách ly; hít thở khí trời hạnh phúc hơn thở qua bình ô xy... Đó là lời khuyên và cảnh báo cần thiết với chính chúng ta.

NGUYỄN AN HÒA

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top