ClockThứ Bảy, 25/11/2017 14:39

Đảm bảo cấp nước đạt chất lượng trong và sau mưa lũ

TTH.VN - “Chất lượng nước sau xử lý vẫn đảm bảo, thậm chí tốt hơn mùa mưa lũ trước nhờ đưa vào ứng dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật mới” ông Trương Công Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế khẳng định.

Nước sạch về xã bãi ngangNước sạch về vùng xaNước sạch... leo núi

Độ đục nước sông Hương cao sau lũ

Độ đục trong nước cao

Hơn 20 ngày qua, do tác động mưa lũ khiến độ đục trong nước các con sông ở mức cao. Những vùng người dân có thói quen dùng song song nước máy và nước sông trong sinh hoạt hàng ngày đã chuyển hẳn qua dùng nước máy vì lo ngại nguồn nước sông có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tại TP. Huế, nước sông Hương có độ đục cao cũng khiến không ít người băn khoăn. Chị Nguyễn Thị Thu Hằng, phường Kim Long nói: “Nước máy gia đình mình đang dùng vẫn rất trong và không có dấu hiệu mùi, vị bất thường. Tuy nhiên mình vẫn lo. Nước sông có độ đục cao, đơn vị cấp nước sẽ phải tăng cường hóa chất xử lý và liệu việc sử dụng nhiều hóa chất có ảnh hưởng đến sức khỏe người dân?”.

Tại Phòng Quản lý Chất lượng nước, đóng tại Nhà máy nước Quảng Tế 2, thời điểm này, lực lượng cán bộ kỹ thuật, nghiên cứu đang làm việc hết công suất. Nếu thông thường các mẫu nước được lấy và tiến hành các thí nghiệm kiểm tra chất lượng nước như kiểm tra độ đục, lượng vi sinh vật… trong nước hàng tuần thì nay, chất lượng nước nguồn và nước sau xử lý được kiểm tra 2 tiếng/lần, báo cáo chất lượng nước theo từng ngày.

Số liệu kiểm tra trong 20 ngày qua cho thấy, độ đục nước sông Hương đang giao động ở mức 510 NTU (đơn vị đo độ đục khuếch tán), mangan 1,1 mg/l, sắt 4,3 mg/l, cao nhất trong với 2 năm gần đây. Trong khi, độ đục nước sông Hương thời điểm bình thường chỉ duy trì ở mức 20 NTU; mangan 0,07 mg/l; sắt 0,6mg/l. Không riêng gì nước nguồn tại sông Hương, nước nguồn tại sông Bồ cũng có độ đục cao 450 NTU và duy trì ở mức 200 NTU; sông Ô Lâu cao nhất ở mức 530 NTU; sông Truồi 450 NTU.

Kiểm tra lượng vi sinh vật trong nước trước và sau xử lý

Lý giải nguyên nhân khiến nước sông Hương có độ đục, lượng sắt, mangan tăng cao, ông Mai Xuân Tấn, Phó Phòng Quản lý Chất lượng nước Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế thông tin, từ đầu tháng lượng mưa trên địa bàn khá lớn. Các dự án đường phía trên thượng nguồn đang thi công cộng với xả lũ từ các hồ đập thủy điện kéo theo lượng đất đá, bùn khoáng theo nguồn nước trôi về hạ du, khiến độ đục và các chất hữu cơ, sắt, mangan trong nước tăng cao.

Tăng cường xử lý

Công ty đã tăng cường giám sát, xử lý keo tụ, kiểm tra kỹ các chỉ số an toàn, chỉ tiêu của nước, như, màu sắc, pH, độ đục, độ kiềm, tổng chất rắn hòa tan…để đảm bảo an toàn khi cấp nước đến người dân.

Hàng ngày, đơn vị thường xuyên kiểm tra chất lượng các mẫu nước để đảm bảo an toàn. Việc tăng tần suất kiểm tra nước tăng lên 2h/lần sẽ kịp thời phát hiện những bất thường hay mối nguy tiềm ẩn đề xuất phương án xử lý kịp thời. Trong thời gian mưa lũ, tại các nhà máy và toàn mạng vẫn duy trì lượng clo dư từ 0,2 đến 0,5mg/l, ngăn chặn các nguy cơ nước bị nhiễm các vi sinh vật đảm bảo chất lượng nguồn nước cung cấp đến khách hàng.

Theo ông Mai Xuân Tấn, các hoá chất đang sử dụng đều đạt chuẩn theo quy định quốc gia. Khi công ty mua hoá chất, đầu vào hóa chất được kiểm tra kĩ và là loại hoá chất được phép sử dụng cho xử lý nước, cho nên không ảnh hướng đến sức khoẻ người tiêu dùng.

Ngoài tăng cường lượng hóa chất xử lý, tăng tầng suất kiểm tra chất lượng nước từ đầu năm 2017, Công ty đã đưa vào nghiên cứu ứng dụng thành công bể lắng thảm bùn thông minh, chất lượng cao góp phần nâng cao hiệu quả xử lý và chất lượng nước.

Công nghệ bể lắng thông minh được ứng dụng tại NM Quảng Tế 2

Hiện công trình bể lắng thảm bùn thông minh chất lượng cao được cải tiến ứng dụng tại nhà máy nước Quảng Tế 1, Quảng Tế 2 DN1, Quảng Tế 2 DN2 và nhà máy Tứ Hạ.

Tại nhà máy Quảng Tế 2, hệ thống bể lắng được nâng cấp thành bể lắng Multiflo từ 27.500m3/ngày đêm lên 32.000 m3/ngày đêm bằng công nghệ bể lắng thông minh. Việc ứng dụng công nghệ này giảm độ đục sau xử lý xuống còn 0,02 NTU thấp hơn độ đục ngày thường 2.000 lần, thấp hơn tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế 200 lần. Lượng sắt, mangan trong nước sau xử lý cũng ở ngưỡng 0,001mg/l, thấp hơn tiêu chuẩn Bộ Y tế 300 lần.

Ông Trương Công Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế thông tin, công nghệ bể lắng thảm bùn thông minh đã khẳng định chất lượng trong đợt mưa lũ lần này. Sắp tới, các nhà máy khác cũng sẽ được nâng cấp, cải tạo theo công nghệ trên. Các nhà máy còn lại hệ thống lắng, lọc vẫn đảm bảo chất lượng nước sau xử lý duy trì dưới mức 0,15 NTU. Công ty cũng trang bị các máy phát điện dự phòng tại các nhà máy đảm bảo quá trình xử lý nước diễn ra liên tục đảm bảo nguồn nước sạch cấp trong lũ. Ngay cả các nhà máy ở A Lưới, khi đập đầu nguồn bị tắt, công ty cũng linh động sử dụng nguồn nước khác thay thế, tiến hành lọc kép, lọc chậm… nên nguồn nước đưa tới các hộ dân vẫn đảm bảo.

Bài ảnh: Hoàng Loan

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nắng sớm trên đồi Vọng Cảnh

Với người Huế, hầu như không ai là không nghe, không biết đồi Vọng Cảnh- Một ngọn đồi thấp tọa lạc bên dòng sông Hương thơ mộng miệt Thủy Xuân, phía Tây nam thành phố Huế.

Nắng sớm trên đồi Vọng Cảnh
A Lưới đảm bảo điều kiện thoát nghèo trong năm 2024

Sau 2 năm (2022 - 2023) thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), đến nay “bộ mặt” huyện A Lưới đã có nhiều khởi sắc, công tác giảm nghèo bền vững đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đảm bảo điều kiện thoát khỏi tình trạng nghèo trong năm 2024.

A Lưới đảm bảo điều kiện thoát nghèo trong năm 2024
Khúc serenata sông Hương

Chiều chiều, tôi hay thơ thẩn ra sông. Qua hai ngã tư đến công viên Tứ Tượng đã thấy nắng đan qua những vài những nhịp Trường Tiền.

Khúc serenata sông Hương
Sông Hương - “Bản giao hưởng” của quy hoạch đô thị Huế

Sông Hương như một “bản giao hưởng” của quy hoạch đô thị Huế. Dòng sông ấy đã mang trên mình sứ mệnh của lịch sử để ngày nay đang được bảo tồn và gìn giữ, điểm tô cho sự sang trọng của Huế. Và dòng sông ấy sẽ còn chảy tiếp theo dòng chảy của tương lai. Bảo tồn sông Hương do vậy, chính là bảo tồn “xương sống” đô thị Huế.

Sông Hương - “Bản giao hưởng” của quy hoạch đô thị Huế
Đảm bảo an ninh, an toàn dịp lễ

Những ngày qua, các cơ quan, đơn vị trong toàn lực lượng vũ trang tỉnh đã chủ động luyện tập các phương án sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) để cơ động xử lý tình huống khi có yêu cầu. Qua đó, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong dịp lễ.

Đảm bảo an ninh, an toàn dịp lễ
Return to top