ClockThứ Tư, 19/06/2019 11:52

Dấn thân theo từng thước phim

TTH.VN - Khi câu chuyện này lên trang, có lẽ hai nữ nhà báo, quay phim Lê Thụy Bảo Anh (VTV8) và Nguyễn Tường Vy (Cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Huế) vẫn đang miệt mài tác nghiệp ở một nơi nào đó với tình yêu nghề trong tim...

Thầy giáo Trần Văn Toản đoạt giải Nhất cuộc thi "Tấm gương làm theo lời Bác"Rút tác phẩm về nhóm bảo kê ở chợ Long Biên khỏi giải báo chí quốc giaRa mắt ban thư ký Chi hội nhà báo khoa Báo chí-Truyền thông nhiệm kỳ 2019-2024Lần đầu, Huế có 5 thể loại báo chí dự thi & đạt giải

Mồ hôi đổ trên khuôn mặt của của Bảo Anh trong khi chăm chú tác nghiệp

Mê… độ cao

Sau rất nhiều cuộc hẹn, chúng tôi mới gặp được Bảo Anh. Trời tháng 6 nắng nóng, chị vừa cùng ê kíp VTV8 –nơi chị đang công tác-để thực hiện các đề tài dọc theo các tỉnh Tây Nguyên. Những chuyến đi ấy ngày mới vào nghề còn bỡ ngỡ thì giờ đây nó đã như “cơm bữa”. Chiếc máy quay cùng chân máy nặng gần chục cân bao giờ cũng kè kè bên mình. Lâu không đi lại nhớ...

Tốt nghiệp Trường Sân khấu Điện ảnh TP. Hồ Chí Minh, Bảo Anh bôn ba nhiều cơ quan báo chí khác nhau trước khi trở về quê nhà, và đầu quân hẳn cho VTV8 trong vai trò quay phim. “Ngỡ như sẽ ổn định với một công việc nào đó, nhưng đúng là cơ duyên. Vào đài với vị trí quay phim, không còn cách nào khác, công việc bắt buộc phải đi…”, Bảo Anh tâm sự. Năng động, có chút gì đó nam tính bên "đồng đội" là chiếc máy quay phim, nhiều người lần đầu gặp Bảo Anh cũng ngỡ ngàng, bởi nghĩ rằng công việc quay phim chỉ dành cho nam giới, sức dài vai rộng.

Không ngại gian khó, thời tiết, địa hình hiểm nguy cứ khi nào nhận được “lệnh” là lại cùng ê kíp lên đường. Một ngày ăn cơm nhiều tỉnh là chuyện thường, đêm ngủ rừng ngày ngủ biển cũng đã không còn gì xa lạ. Với Bảo Anh, mỗi chuyến tác nghiệp dù có khó khăn chừng nào cũng phải cố gắng đem về cho đài những thước phim hay nhất, ấn tượng nhất. “Nếu những hình ảnh quay được không tốt sẽ vô tình làm ảnh hưởng đến các khâu thực hiện khác, và quan trọng hơn làm mất lòng tin ở người xem truyền hình” – Bảo Anh nói với tâm niệm về công việc  đang thực hiện.

Bên cạnh những góc quay quen thuộc: toàn, trung, cận, theo cô gái trẻ quay phim vừa bước qua tuổi 35 này, người cầm máy có quyền được sáng tạo để làm cho những thước phim trở nên sinh động, lung linh và chuyển tải được nội dung hay nhất có thể. “Tùy theo sự kiện, mình có cảm nhận riêng về từng khung hình. Nhưng với mình, xúc động nhất khi quay những chương trình từ thiện hay về một hoàn cảnh nghèo khó nào đó, nước mắt rơi trên máy quay khi nào không hay. Con gái mà, đôi khi yếu đuối là chuện bình thường” – Bảo Anh nhớ lại.

Nhưng với những ai từng gặp Bảo Anh trong những sự kiện truyền hình trực tiếp thì lại bất ngờ, trầm trồ ngưỡng mộ. Thường ở những sự kiện như thế, Bảo Anh hay được ê kíp phân công quay máy toàn cảnh, đứng ở cần cẩu trên cao để điều khiển máy. Hỏi có sợ độ cao không, Bảo Anh lắc đầu, bảo quen rồi và thậm chí yêu thích độ cao.

Gửi con để đi tác nghiệp

Trong khi Bảo Anh chỉ chuyên quay thì phóng viên Tường Vy – Cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Huế lại đa dạng hơn trong vai trò đa phương tiện: vừa quay, vừa viết, vừa chụp ảnh… Chiếc máy quay vì thế cũng như vật bất ly thân với nữ phóng viên gốc Quảng Trị từng học và sau đó gắn bó với Huế hơn 10 năm qua.

Để có được những bản tin, phóng sự truyền hình kịp gửi về cơ quan, phát cho bạn xem truyền hình như ngày hôm nay với Tường Vy là cả một hành trình gian nan. “Ngày còn ngồi ghế nhà trường, tôi định hướng mình theo đuổi báo in. Nhưng rồi khi về làm việc tại Thông tấn xã Việt Nam, nhu cầu báo chí đòi hỏi phóng viên phải làm cùng lúc nhiều việc. Và tôi đến với truyền hình bằng những ngỡ ngàng ban đầu từ cách tiếp cận máy móc, cho đến những khung hình đầu tiên…”, Tường Vy nhớ lại.

Phóng viên Tường Vy – Cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Huế trong một đợt tác nghiệp cùng với các đồng nghiệp

Dù là nữ giới và tự nhận mình “thấp bé nhẹ cân”, không lanh lợi như nhiều đồng nghiệp nam khác nhưng bất kể các sự kiện lớn nhỏ trên địa bàn Thừa Thiên Huế cũng có mặt Vy. Tay cầm chân máy, tay cầm máy quay, cổ đeo máy ảnh, cứ thế Vy di chuyển, lăn xả để có được những khung hình, hình ảnh ưng ý nhất. Thường mỗi khi có sự kiện, Vy đi sớm hơn để lựa chọn một chỗ đứng hợp lý. Thế rồi do sự kiện lớn, đông đúc người chen lấn, chị cũng phải thích nghi bằng cách chen lấn theo, miễn sao có sản phẩm tốt, nhanh nhất có thể.

Khó khăn với Vy khi đóng chân trên địa bàn Thừa Thiên Huế mà anh em báo chí hay nói đùa mỗi năm có hai mùa: lễ hội và bão lụt. Hết tác nghiệp lễ hội, lại khăn gói về cùng vùng lũ lụt, nhưng với Vy, đó như một lập trình. Những đợt mưa lụt lớn khi cả nước đang nhìn về Huế, Vy tự mình dựng máy quay, kiêm luôn dẫn hiện trường. Hay có những đêm nghe tin cháy nổ, Vy phải gửi con gái nhỏ mới 4 tuổi cho hàng xóm để kịp đưa tin.

Hỏi ra mới biết, vì đặc thù công việc nên chồng và cũng là đồng nghiệp cùng cơ quan của Vy đang thường trú tại Quảng Trị. Con nhỏ ở với mẹ, cuối tuần hoặc thời gian rảnh cả nhà mới gặp được nhau. “Có những đợt đi công tác dài ngày ở vùng cao, mình phải đưa con ra Quảng Trị để gửi ông bà ngoại. Hoặc có những đợt festival vào dịp lễ, chồng chơi và giữ con thay” – Vy tâm sự, và cho biết nhờ sự đồng cảm của chồng, và đam mê nghề nghiệp để giúp bản thân vượt qua được tất cả.

Hai câu chuyện nghề với hoàn cảnh khác nhau, nhưng cái cách họ nói về nghề vẫn khiêm tốn theo kiểu âm thầm, lặng lẽ như tình yêu trọn vẹn dành cho nghề báo.

PHAN THÀNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hương Thủy luôn cởi mở, tiếp thu ý kiến từ báo chí

Ông Nguyễn Thanh Minh, Chủ tịch UBND TX. Hương Thủy đã bày tỏ tại buổi gặp mặt, cung cấp thông tin về thành tựu kinh tế - xã hội năm 2023 của thị xã vào chiều 26/1. Hơn 100 phóng viên, đại diện lãnh đạo các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh đã đến dự.

Hương Thủy luôn cởi mở, tiếp thu ý kiến từ báo chí
Gặp mặt phóng viên tác nghiệp tại Quần đảo Trường Sa

Sáng 3/1, tại TP.Cam Ranh (Khánh Hòa), Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức gặp mặt, quán triệt cho phóng viên, diễn viên đội nghệ thuật xung kích Hải quân và các lực lượng đi thăm chúc tết cán bộ, chiến sĩ, Nhân dân đang làm việc, sinh sống trên Quần đảo Trường Sa nhân dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, Đại tá Nguyễn Hữu Minh chủ trì buổi gặp mặt.

Gặp mặt phóng viên tác nghiệp tại Quần đảo Trường Sa
Hướng đến một nền báo ảnh đa dạng

Ngày 25/8, Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức khóa tập huấn với nội dung “Hướng đến một nền báo ảnh đa dạng” tại Sơn La, cho gần 30 phóng viên và biên tập viên ảnh đến từ cơ quan báo chí khu vực miền bắc.

Hướng đến một nền báo ảnh đa dạng
Tác nghiệp nơi biển, đảo

Trên đảo Cồn Cỏ, tôi chỉ có thể tranh thủ thời gian ít ỏi lúc đoàn công tác ăn trưa để “gõ” laptop hết tốc độ. Khi biên đội tàu hụ còi rời đảo, tiếp tục rẽ sóng tuần tra, cũng là lúc thông tin từ chuyến tác nghiệp nơi biển, đảo đã “lên sóng” đến với bạn đọc, nóng hổi. Đối với người làm báo, đó là niềm hạnh phúc lớn. Cái bụng đói cồn cào hay đôi mắt thiếu ngủ chỉ là “chuyện nhỏ”.

Tác nghiệp nơi biển, đảo

TIN MỚI

Return to top