ClockThứ Hai, 11/06/2018 14:24

Đào tạo nguồn nhân lực – nhìn từ sở hữu vốn

TTH - Đề án đào tạo nguồn nhân lực của Đà Nẵng, có tên gọi là đề án 922 đã không diễn ra như mong đợi.

Hợp tác chặt chẽ hơn trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng caoQuan tâm công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ quản lý giáo dục

Cái cách lấy ngân sách hỗ trợ để đào tạo nguồn nhân lực là cách không phải chỉ Đà Nẵng và nhiều tỉnh thành trong cả nước đã làm (thường là hỗ trợ một phần). Ví dụ như Thừa Thiên Huế trước đây, nếu ai tốt nghiệp thạc sĩ mà được UBND tỉnh phê duyệt đồng ý, nghĩa là đào tạo trong kế hoạch sau khi tốt nghiệp sẽ được hỗ trợ một số tiền nào đó. Tương tự, tiến sĩ cũng vậy. Đối với những người được lãnh đạo đơn vị đồng ý cho đi đào tạo, sau khi tốt nghiệp, nhận bằng về sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% số tiền nói trên.

Có thể khẳng định, đây là một chủ trương tốt đẹp, giúp cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức nâng cao trình độ nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Từ một nền tảng trình độ kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ được nâng cao như vậy sẽ giải quyết hiệu quả hơn công việc, nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy nhà nước. Và suy đến cùng, cũng là để nâng cao hiệu quả phục vụ doanh nghiệp, Nhân dân, tức là phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội.

Thế nhưng, khi đi vào thực tiễn cũng không phải mọi điều diễn ra như mong đợi. Tình trạng “lạm dụng” thạc sĩ vẫn diễn ra. Nói làm dụng là vì học không đúng chuyên ngành. Và có nhiều người học xong, dù đúng chuyên ngành cũng không phát huy được trình độ bằng cấp. Một trong những lý do là đào tạo và sử dụng không ăn khớp với nhau.

Đào tạo nguồn nhân lực không phải chỉ mình Nhà nước lo, mà nhìn rộng ra trong xã hội, có nhiều thành phần kinh tế cùng lo. Hệ thống giáo dục từ thấp lên cao là kênh đào tạo nguồn nhân lực to lớn nhất. Bên cạnh đó là hệ thống đào tạo nghề, đào tạo kỹ năng. Thậm chí các hội đoàn cũng tham gia vào công tác đào tạo. Các doanh nghiệp, hộ tư nhân lại có một kênh đào tạo khác. Có khi không bằng cấp, chứng chỉ nhưng lại đào tạo ra những người thạo nghề. Dù có đào tạo theo cách gì thì cũng hướng đến một mục đích là nâng cao trình độ nguồn nhân lực.

Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ vào góc độ sở hữu chúng ta sẽ thấy nó khác nhau về tính chất, động lực. Từ sự khác nhau này nó dẫn đến kết quả và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Đó là đồng tiền bỏ ra để đào tạo từ nguồn ngân sách nhà nước, nghĩa là sở hữu chung. Và đồng tiền bỏ ra từ doanh nghiệp, tư nhân, nghĩa là sở hữu tư.

Về lý thuyết cũng như thực tiễn, nguồn lực từ sở hữu riêng bao giờ cũng được sử dụng hiệu quả hơn. Mà chúng ta hay gọi là “đồng tiền đi liền khúc ruột” nên họ rất đắn đo trong xem xét đầu tư. Cũng là vì hiệu quả thiết thực mà nó đưa lại. Còn đồng tiền từ nguồn ngân sách Nhà nước, nghĩa là sở hữu chung nên trong không ít trường hợp, người sử dụng ngân sách không đắn đo nhiều về vấn đề hiệu quả. Và đó chính là nguyên nhân dẫn đến hệ quả, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực đôi khi không trùng khớp với nhau. Đó là chưa tính đến, dùng bằng cấp như là một cái mác để thăng tiến, làm đẹp “hồ sơ”. Đó cũng là lý do giải thích vì sao đội ngũ thạc sĩ, tiến sĩ ở đất nước ta được ví như là “lạm phát”.

Đào tạo sai chuyên ngành, đào tạo nhưng về không được sử dụng một cách đúng đắn, đào tạo nhưng người được đào tạo về không phát huy được hiệu quả… đều là một sự lãng phí nguồn nhân lực, dù có là nguồn vốn đào tạo từ sở hữu công hay tư. Đối với sở hữu tư, như trên đã nói, do bản chất sở hữu cho nên thường là nó được sử dụng một cách thận trọng và hiệu quả. Vấn đề đáng bàn là nguồn vốn sử dụng từ sở hữu công. Phải soát xét xây dựng một cách thức sử dụng nguồn vốn đào tạo hiệu quả. Đó là đào tạo phải phù hợp với yêu cầu thực tiễn; đào tạo phải đi đôi với sử dụng.

Lê Phương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung
Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu

Sáng 17/4, đoàn khảo sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chủ trì có buổi khảo sát việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XVI) với Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ chủ chốt Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế.

Cần phát huy vai trò của cơ sở đào tạo nghệ thuật hàng đầu
Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Đào tạo phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ cho 65 học viên

Ngày 5/4, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế phối hợp với các chuyên gia là các giáo sư, bác sĩ phẫu thuật tạo hình từ Đại học Stanford, Hoa Kỳ; Đại học Chung-Ang, Hàn Quốc; Bệnh viện Răng Hàm Mặt Huế tổ chức chương trình khóa đào tạo y khoa “Cập nhật về phẫu thuật tạo hình - thẩm mỹ vùng mặt và hàm mặt”.

Đào tạo phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ cho 65 học viên

TIN MỚI

Return to top