Kinh tế Khoa học - công nghệ
Đề xuất giải pháp cải thiện môi trường làng nghề
TTH - Nghề và làng nghề truyền thống góp phần tạo dựng bản sắc văn hóa cho dân tộc Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, nhất là đối với các vùng nông nghiệp, nông thôn. Ngày nay, làng nghề truyền thống trở thành động lực và là tiềm năng quan trọng cho phát triển ngành du lịch Việt Nam nói chung. Du lịch Huế được biết đến là một trong ba vùng du lịch lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái của các làng nghề truyền thống đã ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của loại hình du lịch làng nghề ở Huế.
Ở Việt Nam, du lịch làng nghề ngày càng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, là loại hình du lịch văn hóa tổng hợp đưa du khách tới tham quan, thẩm nhận các giá trị truyền thống và mua sắm những hàng hóa đặc trưng của các làng nghề truyền thống đó. Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, hệ thống các làng nghề truyền thống vô cùng phong phú và đa dạng, hội tụ nhiều yếu tố phù hợp để xây dựng thành các làng nghề truyền thống gắn liền với lĩnh vực du lịch. Đây được đánh giá là lợi thế nổi bật của tỉnh Thừa Thiên Huế trong quá trình phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.
![]() |
Môi trường cho nghề đúc đồng là vấn đề bức xúc đã được đặt ra từ lâu. Ảnh: HK |
Toàn tỉnh có 88 làng nghề, trong đó có 25 làng nghề truyền thống phát triển gắn liền với phục vụ du lịch, được chia thành 6 nhóm theo sản phẩm cụ thể như: nhóm sản phẩm mây tre đan, nón lá, tranh giấy và hoa giấy, gốm nung, mộc mỹ nghệ, đúc đồng.
+ Phải trồng cây xanh. Đây là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế các nguồn cây ô nhiễm môi trường của xưởng ra khu vực xung quanh. Việc bố trí cây xanh thích hợp sẽ có tác dụng lọc bụi và hạn chế tiếng ồn. Vì vậy, các cơ sở sản xuất trong khu vực làng nghề, cũng như ban quản lý làng nghề cần phải chú trọng vào việc trồng cây xanh và được bố trí trong khuôn viên làng nghề hợp lý. Tăng cường giáo dục ý thức vệ sinh môi trường và vệ sinh y tế cho toàn bộ công nhân, đồng thời, những cơ sở sản xuất thực hiện nghiêm túc công tác bảo hộ lao động cho nghệ nhân, công nhân; đào tạo và cung cấp thông tin về vệ sinh, an toàn lao động; có chương trình kiểm tra, khám tuyển và giám sát định kỳ về sức khỏe cho nghệ nhân, công nhân để sớm phát hiện bệnh nghề nghiệp để điều trị kịp thời; đảm bảo đạt tiêu chuẩn về các yếu tố vi khí hậu cũng như các điều kiện lao động do Bộ Y tế ban hành để đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Nguyễn Lê Thu Hiền - Võ Thị Thu Ngọc
- Thành phố Huế - Bảo tồn di sản hay Phát triển đô thị? (22/05)
- Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ô-tô sản xuất, lắp ráp trong nước (22/05)
- Gian khó vươn khơi (22/05)
- Chứng khoán tuần từ 23-27/5: Cần nhịp lùi để kiểm tra lại cung-cầu (22/05)
- Định hướng ngành nghề, dự báo "hợp xu thế" cho người lao động (21/05)
- Thả khỉ đuôi lợn về rừng (21/05)
- Thả 32.000 con cá, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản trên sông Hương (21/05)
- Xúc tiến, tiêu thụ, xuất khẩu xoài và nông sản tỉnh Sơn La (21/05)
-
Tạo cơ hội cho các hộ kinh doanh rong bạ
- Mở cao điểm xử lý xe vận tải chưa lắp camera giám sát
- Cơ hội quảng bá và hợp tác đầu tư
- Vietnam Airlines triển khai dịch vụ làm thủ tục trực tuyến tại sân bay Thọ Xuân (Thanh Hóa)
- CPI khó giữ được ở mức tăng dưới 4% trong năm 2022
- Xây dựng Huế trở thành đô thị xanh
-
Siết tín dụng bất động sản: Giải pháp minh bạch thị trường bất động sản - Bài 2: Vẫn đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu nhà ở
-
Giải pháp minh bạch thị trường - Bài 1: Khi tín dụng bất động sản chạm ngưỡng
-
Giá cả tăng từ chợ đến siêu thị
-
Khai trương Showroom Piagio & Vespa Thảo Ái tại 56 Nguyễn Huệ
-
Gia chủ xây nhà hồi hộp khi giá vật liệu tăng
- Địa chỉ làm Lăng mộ đá uy tín
- Ecommerce Fulfillment
- Xem tin mới nhất hôm nay