ClockThứ Tư, 31/05/2017 05:31

Đầu tư nâng tầm các sản phẩm du lịch biển

TTH - Để du lịch biển tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn, Phú Vang tập trung hoàn thiện, nâng cao sản phẩm du lịch hiện có; nghiên cứu, khai thác cái mới, xây dựng các tour, tạo sự hấp dẫn để thu hút khách.

Kết hợp hài hòa giữa phát triển du lịch biển, đầm phá với bảo vệ môi trường sinh thái nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương; tập trung khôi phục làng nghề truyền thống và bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử…được huyện Phú Vang đề cập từ nhiều năm nay trong chiến lược phát triển du lịch.

Bãi tắm Thuận An đông khách trở lại

Khuyến khích người dân làm du lịch

Những năm gần đây, Bãi tắm Phú Diên nhộn nhịp một phần nhờ có sự kết hợp giữa du lịch biển với tham quan tháp Chăm có niên đại từ đầu thế kỷ thứ VIII,  được các nhà khảo cổ phát hiện từ năm 2001. Ông Nguyễn Bá Tán, Bí thư Đảng ủy xã Phú Diên cho biết, để gìn giữ nét độc đáo trong kiến trúc cổ của di sản này và khai thác hiệu quả du lịch biển ở Phú Diên, ngoài việc phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Cách mạng tỉnh làm tốt công tác bảo vệ, UBND xã Phú Diên tổ chức nhiều đợt  làm đẹp khuôn viên bên ngoài tháp, như dọn vệ sinh, trồng cây xanh, hoa…; thường xuyên có người túc trực đóng, mở cửa kịp thời phục vụ du khách, góp phần thu hút du khách đến với bãi tắm Phú Diên.

Chính quyền địa phương có những chính sách ưu đãi, khuyến khích những người làm du lịch ở Phú Diên đầu tư nâng tầm các sản phẩm du lịch biển như tổ chức tốt dịch vụ lưu trú, làm phong phú thực đơn tại các nhà hàng…, như: giảm toàn bộ tiền mặt bằng  và thuế trong năm 2016 và kéo dài thời gian nộp tiền đấu mặt bằng 2017 một tháng; đồng thời, tạo điều kiện cho bà con phát triển du lịch trong năm 2017 bằng các hoạt động phong trào như vệ sinh môi trường, đầu tư xây dựng, sửa chữa các hạng mục bị hư hỏng, sạt lở trong năm 2016...

Sự cố môi trường biển xảy ra sau khi huyện Phú Vang đầu tư nâng cấp hàng loạt công trình phục vụ du lịch biển như: Bãi tắm Thuận An - Phú Thuận, các bến thuyền du lịch Phú An, Thuận An đã làm mọi kế hoạch phát triển du lịch ở địa phương này chậm một nhịp. Trong thời gian khắc phục hậu quả, chính quyền địa phương tiếp tục rà soát, nghiên cứu thực hiện phương án phát triển dịch vụ du lịch biển tại xã Vinh Thanh, quảng bá các điểm mới như khe nước ngọt, rừng phòng hộ... Xã Phú Thuận đầu tư thêm nhiều gian hàng bán quà lưu niệm trên bãi tắm và lập kế hoạch xây thêm 2 bến đò để kết hợp du lịch biển với du lịch trải nghiệm trên phá Tam Giang.

Các hoạt động ra quân dọn vệ sinh, làm sạch bãi biển và các tuyến đường du lịch, rừng phòng hộ được các địa phương tổ chức thường xuyên, góp phần nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường; tổ chức nhiều hội nghị để rút kinh nghiệm; đồng thời triển khai quán triệt các cơ sở kinh doanh dịch vụ xung quanh và trên bãi tắm, đầu tư sửa chữa các hạng mục khang trang, làm tốt công tác cứu hộ cứu nạn.

Theo ông Hoàng Phước, Chủ tịch UBND thị trấn Thuận An, những ngày cuối tháng 4 và trong thắng 5, lượng khách đến Bãi tắm Thuận An – Phú Thuận tăng đột biến. Bình quân có hơn 5 nghìn lượt khách đến bãi tắm mỗi ngày, dịp cuối tuần đông gấp đôi. Đây là tín hiệu vui đối với du lịch biển ở Phú Vang.

Xây dựng, cải thiện hình ảnh du lịch

Xây dựng phong cách, thái độ phục vụ của người làm du lịch cũng như cộng đồng dân cư trong kinh doanh du lịch được chính quyền địa phương quan tâm, xem đây là một trong những yếu tố quan trọng trong việc thu hút du khách cũng như tạo nét đẹp trong văn hóa ứng xử.

Bà Nguyễn Thị Ánh Na, Trưởng phòng Văn hóa thông tin truyền thông huyện Phú Vang cho biết: Để kiện toàn công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch, ban quản lý (BQL) các bãi tắm ban hành quy chế quản lý hoạt động, chấn chỉnh, xử lý các trường hợp ăn xin, hàng rong đeo bám du khách, sắp xếp các quầy kinh doanh dịch vụ. Từ đầu năm, các xã, thị trấn tổ chức nhiều lớp tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng du lịch đối với những người tham gia kinh doanh dịch vụ trên các bãi tắm Thuận An, Phú Thuận, Phú Diên, Vinh Thanh...

Bà Trần Thị Xuân, chủ nhà hàng Sao Biển tại bãi tắm Thuận An – Phú Thuận thổ lộ: “Gia đình tôi kinh doanh dịch vụ đã nhiều năm, nhưng trước đây hầu như chỉ chú ý đến chất lượng các món ăn. Sau khi được tham gia các lớp tập huấn, chúng tôi không còn xem nhẹ phong cách phục vụ nên ngoài việc cho nhân viên tham gia các lớp tập huấn cũng đã chuẩn bị đầy đủ đồng phục cho các bộ phận làm việc trong nhà hàng”.

Các BQL tăng cường kiểm tra quản lý chặt chẽ các quầy dịch vụ trong việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, cứu hộ cứu đuối tại các bãi tắm.

 Chị Phan Thị Diễm Hương, du khách Đà Nẵng nhận xét: “Các dịch vụ ở đây giá cả phù hợp, gửi xe, tắm nước ngọt chỉ dao động từ 3 đến 10 nghìn đồng/người/lượt; đơn giá trong các nhà hàng cũng thấp hơn nhiều so với các bãi tắm ở nhiều tỉnh, thành mà chúng tôi từng đến”. Du khách Phan Văn Hòa, đến từ Quảng Trị, nói: “Lần này đến Thuận An tắm biển, tôi thấy không chỉ hệ thống nhà hàng sang trọng hơn mà phong cách phục vụ cũng có nhiều thay đổi”.

Ông Trần Thanh Long, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Vang cho biết: Để du lịch biển trên địa bàn huyện ngày càng phong phú, các địa phương đã xây dựng đề án phát triển dịch vụ du lịch sinh thái kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đầm Chuồn giai đoạn 2016-2020; quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ và các tour du lịch trải nghiệm trên đầm phá; triển khai kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng. Đồng thời, kêu gọi các nhà đầu tư có tầm  trong lĩnh vực du lịch, hướng đến tăng trưởng ổn định chỉ tiêu về lượt khách, doanh thu du lịch.

Bài, ảnh: HƯƠNG LAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn

Để thực hiện thành công mục tiêu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, một trong các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2025 là tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều toàn tỉnh giảm còn 1,84%. Để đạt tỷ lệ này, tỉnh ưu tiên tập trung nguồn lực giảm nghèo cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn.

Đầu tư cho huyện nghèo A Lưới và 7 xã đặc biệt khó khăn
Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Diện mạo mới đô thị Huế

Đô thị Huế đang đổi thay trên một diện mạo mới - diện mạo của đô thị trong lòng thành phố trực thuộc Trung ương.

Diện mạo mới đô thị Huế
Đầu tư cho học sinh đi thi quốc tế

Để ươm mầm cho học sinh đi thi và đoạt giải quốc tế, Trường THPT chuyên Quốc Học – Huế xây dựng lộ trình bồi dưỡng bài bản. Đằng sau những tấm huy chương là không ít mồ hôi, công sức của thầy và trò.

Đầu tư cho học sinh đi thi quốc tế
Return to top