ClockThứ Năm, 28/05/2020 17:16

Tìm cách gỡ khó dịch vụ vận chuyển đến Huế

TTH.VN - Trong các giải pháp kích cầu du lịch Huế, dịch vụ vận chuyển, cụ thể là đường hàng không đang được xác định là “điểm nghẽn” lớn nhất.

Bước chuyển ở Lộc BổnRồi dần xa…Hầm đường bộ Hải Vân 2: Phấn đấu về đích sớmHướng đến mục tiêu trở thành "Cơ quan hành chính nhà nước kiểu mẫu"Quyết định mức thu giá dịch vụ sử dụng bến thuyền du lịch được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Ban quản lý Bến xe thuyền Thành phố Huế quản lýHàn Quốc và Trung Quốc sắp đàm phán mở rộng quy mô FTAKhách du lịch đến Nhật Bản trong tháng 4 giảm 99,9%

Du khách đến Huế bằng đường hàng không trong năm 2020

Trở lực từ hàng không

Trong du lịch, dịch vụ vận chuyển, lưu trú và phí tham quan là 3 lĩnh vực chiếm phần lớn chi phí cho mỗi chuyến du lịch. Đặc biệt là vận chuyển, nếu điểm đến nào đó mà hàng không khó tiếp cận sẽ ảnh hưởng rất lớn trong việc chủ động khai thác khách du lịch. Trong bối cảnh Huế đang tăng cường kích cầu du lịch bởi ảnh hưởng từ COVID-19, hàng không càng thể hiện vai trò quan trọng này.

Lãnh đạo Sở Du lịch đánh giá, hàng không lâu nay luôn được cho là “điểm nghẽn” của du lịch Huế và trong giai đoạn cần kích cầu du lịch mạnh như hiện nay, hàng không vẫn là lĩnh vực khó của Huế.

Một ví dụ rất cụ thể là các đại biểu ở Hà Nội vào tham dự Diễn đàn du lịch Huế 2020 diễn ra vào ngày 31/5 tới, rất nhiều đại biểu phải bay vào Đà Nẵng, sau đó di chuyển bằng ô tô ra Huế tham dự sự kiện.

Hiện, mỗi ngày có khoảng 16 chuyến bay đi và đến Huế từ TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, tùy vào lượng khách mà có thể tăng hoặc giảm chuyến. Riêng chiều Huế và Hà Nội, mỗi ngày chỉ có 2 chuyến đến và 2 chuyến đi, 2 của Vietnam Airlines và 2 chuyến của Vietjet Air. Riêng đường bay từ Huế - Đà Lạt và ngược lại của Jetstar Pacific Airlines dự kiến sẽ dừng khai thác trong thời gian đến. Trước đó, Bamboo Airways‎ cũng đã dừng khai thác chuyến bay đến và đi ở Huế.

Riêng Vietnam Airlines, sau khi khai thác các chuyến bay trở lại bởi dịch bệnh COVID-19, hãng hàng không này đã và đang mở thêm một số đường bay nội địa mới với giá vé chỉ từ 99.000 đồng/chặng. Các đường bay mở thêm này nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao của người dân trước tình hình dịch COVID-19 đang được kiểm soát tốt, cũng như góp phần kích cầu du lịch trước thềm cao điểm hè 2020, hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động. Tuy nhiên, Huế lại không nằm trong các địa phương có kế hoạch tăng đường bay của hãng hàng không này.

Theo Sở Du lịch, hiện nay, lượng khách đến Huế bằng đường hàng không khá ổn định, nhưng chiều đi lại chưa được nhiều. Đây là một trở ngại khiến các hãng hàng không khó cân đối, dẫn đến khó tăng chuyến và đường đến Huế.

Vietnam Airline - Chi nhánh Huế thông tin, hiện hãng đang “chạy” chương trình khuyến mãi chung đối với tất cả doanh nghiệp du lịch với giá ưu đãi. Đặc biệt là chính sách bán vé theo “seri” (số lượng lớn) với những mức giá giảm hơn 50%. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp du lịch ở Huế không “mặn mà” lắm với chính sách này.

Xét về góc độ kinh doanh, phía hàng không cần bán số lượng lớn vé, tương đương với số khách để đảm bảo cho chuyến bay được cất cánh. Còn phía doanh nghiệp du lịch không dám mạo hiểm vì nếu lượng khách sử dụng không hết số vé đã mua “seri” sẽ phải chịu lỗ. Vòng luẩn quẩn này sẽ khiến mục tiêu tăng chuyến bay, tăng đường bay mới của Huế càng khó đạt được.

Tìm giải pháp

Ông Nguyễn Đức Tuấn, Giám đốc Vietnam Airline - Chi nhánh Huế thông tin, qua nghiên cứu nhu cầu của khách nội địa trong dịp hè năm nay, sản phẩm du lịch giải trí, du lịch biển được nhiều khách lựa chọn. Huế đang khai thác nhiều về sản phẩm văn hóa nên sẽ kén khách. Đây là thực tế mà du lịch Huế cần định hướng và hình thành các sản phẩm phù hợp mới có thể tăng lượng khách nội địa trong giai đoạn kích cầu hiện nay. Khi đó mới tạo phản ứng dây chuyền, tần suất chuyến bay có thể tăng thêm.

Trong giai đoạn kích cầu như hiện nay, hàng không có vai trò quan trọng đưa khách đến với các điểm đến

Để phần nào gỡ khó về hàng không trong giai đoạn phải kích cầu du lịch thật mạnh như hiện nay, các doanh nghiệp du lịch cho rằng cần xây dựng tour chung của ba địa phương “Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam”. Theo đó, trong lịch trình tour khi đến ba đia phương, khách đến sẽ ở Huế, sau khi kết thúc tour sẽ bay đi ở Đà Nẵng, hoặc ngược lại. Khi đó, chia sẻ được nguồn khách đến và đi cho cả hai điểm đến.

Ông Đinh Mạnh Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh cho biết, về góc độ của hiệp hội, sẽ phối hợp với hiệp hội hai địa phương để nghiên cứu và triển khai sớm các tour tuyến chung. Tour sẽ áp dụng trong giai đoạn kích cầu này, nếu thành công sẽ có thể áp dụng lâu dài. Đây cũng là giải pháp có tính bền vững để huớng đến tăng lượng khách đến và đi qua Cảng hàng không quốc tế Phú Bài.

Cũng theo ông Đinh Mạnh Thắng, song song với đó, Huế cần có cơ chế, chính sách tốt hơn cho hàng không. Có thể hỗ trợ quảng bá cho các hãng hàng không tại các sự kiện, lễ hội lớn khi Huế tổ chức…

Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch Huế nhận định, giải pháp xây dựng tour tuyến chung là rất khả thi. Tại Diễn đàn du lich Huế tổ chức vào cuối tháng 5/2020 này, sẽ có hội nghị kết nối 3 địa phương “Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam”. Đây là lúc để gỡ khó về dịch vụ vận chuyển bằng đường hàng không. Sự liên kết sẽ phải mạnh, với quyết tâm tăng thêm chuyến bay.

Theo lãnh đạo Sở Du lịch, ngành sẽ tham mưu UBND tỉnh có văn bản đề nghị các hãng hàng không xem xét tăng chuyến bay đến Huế; có giá ưu đãi cho các doanh nghiệp du lịch Huế. Sở cũng sẽ tham mưu UBND tỉnh sớm giải quyết đề xuất xây dụng các bảng quảng cáo hỗ trợ cho các hãng hàng không quảng bá trên địa bàn tỉnh.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp

Không phủ nhận những tín hiệu khởi sắc trong việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) trong thời gian gần đây, song nhiều trở lực khiến DN gặp khó trong việc mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp
Giải phóng mặt bằng: Đối thoại để gỡ khó

Tăng cường đối thoại, gặp gỡ người dân không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ của người lãnh đạo chủ chốt tại các địa phương, mà còn là sự kỳ vọng, mong muốn của người dân trước những khó khăn, vướng mắc tại cơ sở, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Giải phóng mặt bằng Đối thoại để gỡ khó
Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái

Với mục tiêu đặt ra là đến năm 2030, khoảng 40-50% địa phương trong cả nước có kế hoạch chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang khu công nghiệp sinh thái và 8-10% địa phương có định hướng xây dựng khu công nghiệp sinh thái mới, nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn.

Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top