ClockThứ Sáu, 26/10/2018 16:02

Bền bỉ nghề lưới tấp

TTH.VN - Nghề lưới tấp xuất hiện ở vùng bãi ngang Lộc Vĩnh (Phú Lộc), gắn liền với những ngư dân nơi đây và là nghề mưu sinh lâu đời.
 

 

Nghề lưới tấp xuất hiện ở vùng bãi ngang Lộc Vĩnh (Phú Lộc), gắn liền với những ngư dân nơi đây và là nghề mưu sinh lâu đời.

 
Nài – một dụng cụ đeo ở thắt lưng để kéo lưới. Nài được làm bằng gỗ, bên trong lót xốp.
 
Tùy theo con nước, từ khi trời mờ sáng hoặc chập tối trên bãi biển vịnh Chân Mây hoặc sông Bù Lu, những nhóm người (8-13 người) chung sức kéo tay lưới dài trên dưới 1.500m (chiều dài lưới cộng với dây kéo) vào bờ.

 

Ban đầu mới kéo lưới, một số người có triệu chứng đau lưng, sau vài ba lần họ mới thích nghi dần. Khi quen, công việc này tạo cho ngư dân sức khỏe bền bỉ, gắn bó với nghề.

Trước đó, chủ những vàng lưới này chèo thuyền ra biển cách bờ 800-1.000m. Lưới được thả thành vòng cung. Với lực hợp sức đều nhau, trong vòng một tiếng rưỡi, hai đầu lưới sẽ được kéo vào bờ.

 

 

 

Hải sản thu được là cá ngát, cá cơm, khuyết… mang lại nguồn thu đáng kể cho ngư dân địa phương

Anh Trương Thanh Phúc, người thôn Cảnh Dương  gắn bó nghề này gần 30 năm cho hay, sau khi đi bạn 4 năm, anh sắm vàng lưới tấp và theo nghề này quanh năm để nuôi sống gia đình. Trong nhóm bạn kéo của anh có bác Vương Đình Sỏ, năm nay trên 80 tuổi nhưng vẫn theo nghề bền bỉ, là bạn kéo thường xuyên của nhóm anh Phúc.
 

Chị Lê Thị Mè, người 20 năm đi kéo lưới tấp
 

Ông Hồ Văn Hiệp, một ngư dân gắn bó với nghề này 16 năm qua.
 
 

 
Bé Cún - ba tuổi, thường theo gia đình ra biển sáng sớm. Cậu bé thích thú vì hôm nay ba mẹ bội thu từ biển
 

Cá thu hoạch vừa chia phần cho bạn kéo, vừa được thương lái đến thu mua 

 
Thong dong lối về sau một ngày lao động vất vả
 
 
Clip: Cảnh thu hoạch cá
 

Nội dung: Minh Tuệ

Thiết kế: Minh Quân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhặt “lộc biển”

Từ sau tháng Giêng đến nay, sứa biển đã bắt đầu xuất hiện. Tùy theo con nước, sứa thường bị sóng đánh dạt vào bờ. Đây cũng là thời điểm nhiều người đi biển thử vận may với việc nhặt sứa.

Nhặt “lộc biển”
Vững bến neo

“Vững bến neo” là tâm nguyện, là sự mong ngóng của bao thế hệ ngư dân vươn khơi bám biển và chính quyền các cấp của Thừa Thiên Huế trong nỗ lực đáp ứng tốt nhất có thể các nhu cầu phát triển nghề cá của bà con ngư dân. Và dự án cảng cá Thuận An (phường Thuận An, TP. Huế) kết hợp khu neo đậu, tránh trú bão được xây dựng với kinh phí 220 tỷ đồng đã được triển khai và hoàn thành sau hơn ba năm xây dựng. Nằm trước cửa biển Thuận An, cảng cá Thuận An kết hợp với khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão trở thành một điểm kết nối, điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển.

Vững bến neo
Tôm, cá trở về

Đã mấy chục năm rồi, ngư dân vùng biển Ngũ Điền (Phong Điền, Thừa Thiên Huế) mới được chứng kiến những đàn cá nục, cá trích, khuyết (ruốc)… bơi vào tận ven bờ. Vùng biển lộng đang hồi sinh!

Tôm, cá trở về
Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động

Đơn vị tư vấn giám sát đang thực hiện đo bình đồ luồng cảng và vùng nước trước cầu cảng Thuận An (TP. Huế) và hoàn thiện các thủ tục gửi Cục Hàng hải Việt Nam để đăng ký công bố mở cảng.

Sớm đưa Cảng cá Thuận An vào hoạt động
Sớm nâng cấp âu thuyền Phú Thuận

Việc đầu tư nâng cấp khu neo đậu, tránh bão xã Phú Thuận (Phú Vang) nhằm phục vụ sản xuất cho ngư dân trên địa bàn và các vùng lân cận là vô cùng bức thiết, khi âu thuyền này đã xuống cấp nhiều năm.

Sớm nâng cấp âu thuyền Phú Thuận

TIN MỚI

Return to top