ClockThứ Hai, 21/06/2021 14:58

Đường hoa

TTH - Khi kiệt 176, đường Phan Chu Trinh, Huế được sửa lại đẹp hơn trước, cũng là lúc UBND phường Phước Vĩnh chọn đây là kiệt mẫu trong xây dựng đời sống văn hóa của toàn phường.

Kiệt 176 Phan Chu Trinh nay là kiệt mẫu trong xây dựng đời sống văn hóa của phường Phước Vĩnh. Ảnh: MC

Khỏi nói người dân sống trong đường kiệt này vui mừng ra sao. 40 năm về trước, đây là một con hẻm nhỏ, có tên kiệt "trâu". Hai bên là hai rãnh nước chảy (nước sinh hoạt và nước mưa của cả khu vực Phủ Cam). Giữa là con đường nhỏ chỉ đủ cho hai người đi. Đường toàn là những hòn đá to hơn bắp chân người lớn. Chủ yếu đi bộ, chứ đi xe đạp thì dắt bộ nhiều hơn đi xe. Sau này kiệt được cải tạo lại, đường không còn đá chắn ngang, nhưng nhỏ, hai bên đường rãnh không có cống thoát nước nên đến mùa mưa là đường ngập lụt. Bùn từ dưới rãnh tràn lên mất vệ sinh. Người dân phải lội bùn vất vả.

Từ một dự án của Nhật, năm 2018, đường kiệt này được tu sửa lại, rộng gấp hai đường cũ. UBND phường Phước Vĩnh mong muốn con đường này đẹp hơn nên quyết định mua tặng mỗi gia đình (ở mặt tiền) hai chậu  hoa giấy với ước muốn cuộc sống của  người dân tươi đẹp hơn. Hoa giấy được chăm sóc tốt. Khi những bông hoa đầu mùa nở, cũng là niềm vui nho nhỏ của mỗi gia đình. Họ gọi vui là “Con đường hạnh phúc”. Giờ đã là một đường hoa đẹp.

Để tô điểm thêm cho con đường đẹp, người dân trồng thêm nhiều loại hoa khác như: mười giờ, xương rồng, hoa cúc, hoa hồng... nên đường kiệt trông càng đẹp đẽ, lộng lẫy. Nhiều gia đình còn trồng hoa thêm nhiều chậu hoa đẹp treo trước hiên nhà. Dường như các em bé cũng hiểu được hoa là niềm vui của người lớn nên dù kiệt có nhiều trẻ em, nhưng không cháu nào bẻ hoa, ngắt lá.

Mùa hè nóng nực, người dân sống hai bên đường kiệt, buổi tối rủ nhau đem ghế ra ngồi vừa hóng gió, vừa nói chuyện. Những câu chuyện thời sự. Những câu chuyện vui của mỗi gia đình nở như bắp rang. Cứ mỗi lần chuyện trò, tình làng nghĩa xóm càng thắt chặt. Là đường kiệt khá dài nên buổi sáng sớm là nơi đi bộ, đi xe đạp của những ngươi yêu thích thể thao. Thỉnh thoảng, có gia đình xây lại ngôi nhà mới  nhưng lúc nào cũng ý thức để nguyên vật liệu gọn gàng, không nỡ làm xấu đi một con đường đang dần đẹp.

Cũng là vì có con đường đẹp nên các gia đình trước đây hay vứt rác ra đường không đúng giờ, bạ đâu vứt đó, giờ đã thực hiện để rác đúng giờ, đúng chỗ quy định. Nếp sống văn minh đô thị cũng dần được nâng cao.

Đinh Hoàng Xuân Hồng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sắc diện mới từ đường hoa thanh niên

Nhiều công trình đường hoa thanh niên được triển khai, hoàn thành, tạo nên sắc diện mới cho đô thị và nông thôn tại các địa phương. Đây là một trong nhưng dấu ấn của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong việc thực hiện phong trào "Ngày Chủ nhật xanh".

Sắc diện mới từ đường hoa thanh niên
Giấc mơ đường tàu, đường hoa

Cùng với hàng chục tỉnh, thành khác trên cả nước có đường sắt chạy qua, phong trào “đường tàu – đường hoa” được triển khai trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Đó không chỉ là ước muốn của ngành đường sắt mà còn của người dân sống dọc theo tuyến đường sắt với niềm hy vọng, rồi đây sẽ có con đường hoa dọc theo đường tàu dài nhất Việt Nam.

Giấc mơ đường tàu, đường hoa
Kỷ niệm 59 năm Ngày Truyền thống lực lượng Cảnh sát Nhân dân (20/7/1962 - 20/7/2021)
“Tạo được niềm tin với dân thì mọi công việc mới dễ”

Gần 3 năm gắn bó với khu vực 6 (KV6), phường Phước Vĩnh (TP. Huế), Đại úy Đỗ Văn Tưởng, cảnh sát khu vực Công an phường Phước Vĩnh luôn được đồng đội, Nhân dân quý mến bởi sự năng động, nhiệt tình.

“Tạo được niềm tin với dân thì mọi công việc mới dễ”
Chuyển hóa kiệt 131từ phức tạp sang địa bàn an toàn

Kiệt 131 đường Trần Phú, phường Phước Vĩnh (TP. Huế) là địa bàn trọng điểm phức tạp về tội phạm hình sự và ma túy trong nhiều năm qua. Với mục tiêu làm trong sạch địa bàn, Công an TP. Huế và Công an phường Phước Vĩnh lựa chọn tuyến kiệt này làm điểm để nhân rộng mô hình “xanh, sạch, sáng và an toàn về an ninh trật tự”.

Chuyển hóa kiệt 131từ phức tạp sang địa bàn an toàn
Return to top