ClockChủ Nhật, 18/12/2022 09:13

Wabi Sabi - Cái đẹp từ điều không hoàn hảo

TTH - Với phong cách nội thất Wabi Sabi, không có bất kỳ khuôn mẫu hay sự ràng buộc nào cho cái đẹp. Ở đó sự khiếm khuyết sẽ trở thành nét đặc trưng.

Phòng tắm hiện đạiQuạt trần cánh gỗ - Mang làn gió mới vào trong không gian sống của bạnEco - Minimalism - tối giản & thân thiện

Màu sắc không rực rỡ nhưng luôn dồi dào sức sống

Trong tiếng Nhật, “Wabi” có nghĩa là sự điềm tĩnh, tận hưởng tinh tế nhưng không phô trương; là cuộc sống đơn sơ, giản dị về vật chất nhưng vẫn cảm nhận sự đủ đầy, tĩnh lặng trong tâm can. “Sabi” được hiểu là nét đẹp vô thường, trường tồn cùng thời gian. Nói chung, Wabi Sabi nghĩa là phong cách không chú trọng về vật chất mà tập trung về nét đẹp của sự tự nhiên, bình dị, nhấn mạnh giá trị thuần khiết. Từ triết lý đó, người ta đã áp dụng vào trong thiết kế kiến trúc và nội thất. Phong cách thiết kế nội thất Wabi Sabi hướng đến sự tối giản. Các món đồ nội thất là sự kết hợp của 3 yếu tố: vẻ đẹp nguyên sơ, sự hoài niệm và tiện ích.

Là một người yêu thích phong cách Wabi Sabi, anh Nguyễn Anh Duy, TP. Huế chia sẻ: “Sự đơn giản của phong cách thiết kế nội thất Wabi Sabi đến từ chất liệu hữu cơ. Bên cạnh đó, sự đơn giản còn đến từ cách thức sáng tạo không cầu kỳ. Thế nhưng, sự đơn giản, độc đáo của phong cách nội thất Wabi Sabi không buồn tẻ mà hết sức tinh tế, bởi sau sự đơn giản ấy là vẻ đẹp của sự chân thật. Vậy nên những đồ nội thất trong nhà mình, ví dụ như chiếc bàn, chiếc ghế đều có hình dáng nguyên bản theo sự uốn lượn của thân cây chứ không gọt dũa thẳng tắp như các loại bàn ghế công nghiệp”.

Wabi Sabi từ chối tất cả những gì tô vẽ, bày biện không cần thiết. Wabi Sabi sử dụng các loại vật liệu đến từ tự nhiên phổ biến như gỗ mộc, kim loại thô, thổ cẩm, đá, đất sét… Các loại vật liệu này gần như được lược bỏ các công đoạn gia công làm sạch, hay đánh bóng để truyền tải trọn vẹn nhất dấu ấn của thời gian. Đặc biệt là vật liệu gỗ được sử dụng với tần suất nhiều nhất. Thiết bị nội thất trong phong cách thiết kế Wabi Sabi được tạo hình từ những thanh gỗ thô nhẵn và vuông vức, không gọt đẽo cẩn thận hay màu mè.

Với phong cách sống Wabi Sabi trong thiết kế nội thất, màu sắc của thiên nhiên được tái hiện rõ nét. Từng ngóc ngách trong ngôi nhà đều được truyền tải một màu sắc riêng của thiên nhiên, của những gì không hoàn hảo nhưng ẩn chứa một vẻ đẹp thanh nhã.

Ngoài chất liệu thô sơ, mộc mạc thì kết cấu các thiết kế mang phong cách Wabi Sabi thường giữ nguyên bề mặt xù xì, thô ráp. Màu sắc giữ nguyên như ban đầu với những sắc độ không đều có phần ngẫu hứng. Người ta quan niệm rằng mọi thứ chỉ đẹp nhất khi thuận theo tự nhiên.

Chị Trần Ngọc Bích, phường Trường An chia sẻ về không gian phòng khách đặc biệt với bộ sưu tập gốm và đồ handmade của mình: “Những chiếc bình gốm ở đây đều là do ông nội mình để lại, có những chiếc đã bị nứt nẻ từ lâu nhưng mình vẫn trưng bày bởi vì vẻ đẹp nguyên sơ của nó. Hay những bức tranh treo trên tường nhà mình đều là tranh đan len do chính tay mình làm ra. Mình muốn không gian sống là nơi lưu giữ những đồ vật ý nghĩa và mang giá trị tinh thần lớn lao đối với cá nhân mình”.

Giữa cuộc sống xô bồ, nhộn nhịp, phong cách Wabi Sabi giống như một liệu pháp tinh thần hiệu quả khi dần hướng con người tìm thấy sự tĩnh lặng trong chính ngôi nhà của mình.

Bài: ĐĂNG TRÌNH - Ảnh: NVCC

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cau thẳng vườn nhà

Vườn nhà có cau là hình ảnh rất bình thường. Nhưng mỗi khi có dịp đi qua những nẻo đường quê ở Hương Trà, Hương Thủy, Phong Điền, Nam Đông..., tôi cứ bị mê hoặc bởi những khung cảnh mà ở đó có những hàng cau thẳng tăm tắp ôm gọn một mái nhà ba gian và những gốc cau nối nhau dẫn mềm lối vào nhà. Và ngay khi có một không gian riêng cho mình, cau là loại cây đầu tiên tôi nghĩ về.

Cau thẳng vườn nhà
Tinh tế với phong cách chuyển tiếp

Không quá phô trương, cũng chẳng quá hoài cổ, với sự kết hợp thú vị của phong cách chuyển tiếp (transitional style), không gian sống sẽ được cân bằng giữa quá khứ với hiện thực, giữa truyền thống và đương đại.

Tinh tế với phong cách chuyển tiếp
Tuổi trẻ kiến trúc với di sản

Liên hoan Sinh viên Kiến trúc toàn quốc là hoạt động được tổ chức hai năm một lần (bắt đầu từ năm 1988) bởi Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Đây là hoạt động truyền thống có tầm vóc, quy tụ các trường đại học đào tạo ngành kiến trúc trên cả nước, là cơ hội thể hiện tài năng sáng tạo và hội nhập của các kiến trúc sư tương lai khi còn khoác áo sinh viên.

Tuổi trẻ kiến trúc với di sản
Return to top