ClockThứ Hai, 16/04/2018 09:21

Với con

TTH - Để trả lời hàng nghìn câu hỏi của con trẻ về những điều xung quanh, không chỉ đòi hỏi cha mẹ phải thật kiên nhẫn mà còn không ngừng trang bị thêm kiến thức và xử lý tốt tình huống.

Nỗi khổ của một người mẹHọc, học và học

- Mẹ ơi, tại sao con thiêu thân cứ lao vào lửa hả mẹ?

- Vì nó thích ánh sáng!

- Nghĩa là nó thích ăn lửa phải không mẹ?

- … Ừm ừm… nó không ăn lửa, chỉ là nó thích ánh sáng… Thế thôi…

- Rồi nó chết hả mẹ?

- Chết là sao hả mẹ???

Ngang đây thì cô em họ tôi gần như không thể trả lời câu hỏi rất hồn nhiên của cô con gái 4 tuổi được nữa. Dù câu trả lời không khó.

Xác thiêu thân luôn bám đầy trên những ngọn đèn trong nhà, trước sân; cùng nhiều câu chuyện khác rất gần gũi với cuộc sống khiến con trẻ tò mò rồi đặt những câu hỏi hồn nhiên, như: Ông bà là ba mẹ của ba mẹ phải không ạ? Cây ăn đất để lớn phải không ba?… Thực tế, không phải câu hỏi nào của trẻ cũng nằm trong sự hiểu biết của các bậc phụ huynh; và, không phải đáp án nào cũng có thể giải thích cho con. Quay sang cười quê độ, người mẹ trẻ ghé sát tai tôi hỏi nhỏ: "Theo chị, em có nên giải thích nghĩa của từ chết cho con không?"

Thực lòng, lúc đó tôi đã đặt mình vào vị trí của em và thấy lúng túng. Sự sống và cái chết thì làm sao có thể giải thích được với con trẻ. Hiểu được suy nghĩ của tôi, em đành giải quyết tình huống theo kiểu thoái thác:

- Con đi tô màu hay xem phim hoạt hình đi… chuyện đó lớn lên con sẽ tự biết.

Từ câu chuyện đó của mẹ con người em họ khiến tôi nhớ lại thời trẻ thơ mình cũng có những câu hỏi ngớ ngẩn như vậy; và rồi, nhiều câu hỏi cũng bị bố mẹ tìm cách thoái thác. Tuy vậy, có những sự thắc mắc theo chúng ta khá lâu, thậm chí có những điều đến bây giờ vẫn chưa lý giải được. Ngược lại, có những câu trả lời ngắn gọn của bố mẹ, như ý nghĩa về sức mạnh đoàn kết, về tình thân... từ câu chuyện bó đũa hay những câu nói "một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ", "lá lành đùm lá rách"... lại góp phần trang bị thêm vốn sống cho chúng ta.

Để trả lời hàng nghìn câu hỏi của con trẻ về những điều xung quanh, không chỉ đòi hỏi cha mẹ phải thật kiên nhẫn mà còn không ngừng trang bị thêm kiến thức và xử lý tốt tình huống.

ĐĂNG VIỆT

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Mẹ đừng lo lắng!”

Có lần, khi tôi bế mẹ từ giường ra nhà tắm, đặt mẹ lên tấm xốp mềm để chuẩn bị tắm rửa cho mẹ, thấy mẹ có vẻ rất hoang mang.

“Mẹ đừng lo lắng ”
Cha mẹ đồng hành cùng con

Nằm trong chuỗi hoạt động Ngày hội “Phụ nữ Thừa Thiên Huế trên hành trình khởi nghiệp xanh và chuyển đổi số”, chiều 28/5, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Ngày hội “Cha mẹ đồng hành cùng con” năm 2024.

Cha mẹ đồng hành cùng con
Cha mẹ cần theo sát và định hướng con trên không gian mạng

Từ thành thị đến nông thôn, trẻ em được ba mẹ cho sử dụng điện thoại để truy cập internet là điều khá phổ biến hiện nay. Nhưng theo sát và định hướng con trong quá trình con tiếp cận với những trang mạng xã hội là điều không phải cha mẹ nào cũng chú tâm. Để rồi, có những hệ lụy không mong muốn đã xảy ra...

Cha mẹ cần theo sát và định hướng con trên không gian mạng
Bỏ thuốc lá cần kiên nhẫn

Ai cũng biết tác hại của thuốc lá. Tuy nhiên, muốn bỏ hút thuốc lá không dễ, đòi hỏi phải có tính kiên nhẫn. Anh Hồ Văn Tấn (40 tuổi, Lê Thánh Tôn, TP. Huế) hút thuốc lá hơn 20 năm kể, anh hút hồi học phổ thông, rồi nghiện. Khi còn trẻ, anh chỉ hút rất ít, nhưng lúc đi làm, gặp áp lực trong công việc, anh hút nhiều hơn, khoảng một gói mỗi ngày. Việc hút thuốc lá thường xuyên là nguyên nhân gây bất hòa chính của vợ chồng anh. Vợ anh Tấn không ưa mùi khói thuốc. Ðỉnh điểm của mâu thuẫn khi vợ anh Tấn mang thai, cô ấy lo lắng khói thuốc lá gây nhiều nguy cơ dị tật cho đứa con trong bụng. Một lần làm căng với chồng, cô than thở: “Biết thế đã không lấy ông ghiền thuốc lá”.

Bỏ thuốc lá cần kiên nhẫn
Chưa kịp giàu, cha mẹ đã già

Tháng năm vùn vụt trôi, "tên siêu trộm thời gian" đang dần lấy đi tuổi xuân của cha mẹ, rồi có một ngày, cha mẹ sẽ già đi và không còn trên đời theo quy luật sinh lão bệnh tử.

Chưa kịp giàu, cha mẹ đã già
Return to top