ClockThứ Hai, 10/02/2020 20:15

Đối thoại để hiểu rõ chính sách an sinh xã hội

TTH - Nhiều cuộc đối thoại trực tiếp với người dân được ngành bảo hiểm xã hội tỉnh triển khai thực hiện đồng bộ đã mang lại hiệu quả tích cực. Đây là điều kiện tạo tiền đề lan tỏa, nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân về bảo hiểm xã hội (BHXH).

Gắn xây dựng nông thôn mới với giảm nghèo bền vữngThêm nhiều chính sách an sinh, phát triển kinh tế - xã hộiHướng tới sự hài lòng

Người lao động đối thoại về chính sách BHXH

Vẫn còn một bộ phận công nhân chưa có hợp đồng lao động, chưa được tham gia đầy đủ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) để được hưởng các chính sách và quyền lợi. Vẫn còn một số doanh nghiệp chưa thực hiện tốt quy định về thời gian làm việc, nghỉ ngơi, trả lương làm thêm giờ cho người lao động…Trong đó, có nhiều doanh nghiệp nợ BHXH với thời gian kéo dài làm ảnh hưởng đến giải quyết chế độ, chính sách cho công nhân khi nghỉ ốm đau, thai sản…

Tỷ lệ người lao động tham gia BHXH tự nguyện, BHYT theo hộ gia đình còn thấp so với tiềm năng hiện có. Tình trạng trốn đóng, chậm đóng, nợ đọng kéo dài còn xảy ra ở nhiều doanh nghiệp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động. Chất lượng khám, chữa bệnh BHYT ở một số cơ sở khám, chữa bệnh còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu người bệnh...

Tại buổi đối thoại về chính sách BHXH ở TP. Huế mới đây, nhiều lao động đặt câu hỏi làm cách nào để bảo vệ quyền lợi khi doanh nghiệp muốn chấm dứt hợp đồng lao động? Có lao động muốn đòi quyền lợi khi không muốn tham gia BHXH dù mới ký hợp đồng trên 3 tháng. Họ muốn nhận lương hưu một lần vì chưa nhìn thấy tính ưu việt của chính sách lương bổng khi về hưu. Nợ BHXH chưa chốt cho NLĐ, trách nhiệm thuộc về ai? Rõ ràng, người lao động đang cảm thấy chông chênh và mơ hồ về chính sách BHXH.

Quyền lợi được hưởng khi tham gia BHYT 5 năm liên tục, thông tuyến khám, chữa bệnh BHYT, mức đóng BHYT hộ gia đình,… là một loạt các vấn đề được người dân đặt ra tại những cuộc đối thoại trực tiếp. Cách làm này đã được BHXH tỉnh triển khai thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Khi nắm rõ tâm tư, nguyện vọng của người dân, ngành BHXH cùng địa phương sẽ có những kế hoạch, biện pháp dài hơi để góp phần gia tăng tỷ lệ bao phủ BHYT, đảm bảo an sinh xã hội.

Đối thoại trực tiếp với NLĐ, ngành BHXH sẽ có cơ hội lắng nghe những ý kiến, phản hồi về các vấn đề mà người dân quan tâm, giúp việc tuyên truyền ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Những vấn đề thắc mắc của người dân tại các cuộc đối thoại đều được cán bộ địa phương và ngành BHXH trả lời, giải thích thấu đáo, cặn kẽ. Điều quan trọng, ngành BHXH còn giúp người dân thông hiểu, việc tham gia BHYT không chỉ chăm sóc tốt sức khỏe bản thân mà còn thể hiện tính nhân văn, chia sẻ cộng đồng.

Ông Nguyễn Xuân Tiếu, Phó Giám đốc BHXH tỉnh, cho biết: “Đối thoại với người dân và các công tác thông tin, tuyên truyền khác luôn được chúng tôi triển khai thực hiện thường xuyên, cụ thể và sâu rộng. Qua đó, giúp người dân nắm bắt được thông tin, hiểu rõ hơn về các lợi ích thiết thực mà BHXH, BHYT mang lại”. Qua các cuộc đối thoại trực tiếp, nhiều người dân được nâng cao nhận thức và đồng ý tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình. Đây là một tín hiệu đáng mừng khi chiếc cầu nối vô hình về lòng tin giữa người dân dành cho ngành BHXH ngày càng vững chắc.

Bài, ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội

Công tác an sinh xã hội trên địa bàn thời gian qua đã có nhiều khởi sắc. Từ những chính sách, các chương trình, dự án, hoạt động trợ giúp, nhiều hoàn cảnh được tiếp cận các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, được nâng cao kỹ năng để giải quyết khó khăn về vật chất và tinh thần.

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội
Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách

Nhờ có nguồn vốn tín dụng chính sách, thời gian qua, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Nam Đông đã mạnh dạn phát triển kinh tế hộ gia đình, không ngừng vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách
Đọc sách là xây dựng xã hội tri thức

Đọc sách là một hành vi văn hóa của loài người đã mấy nghìn năm nay. Một trong những tiêu chí đã xác định một nền văn minh là phải có chữ viết và chữ viết tồn tại, phát huy, bảo tồn được các giá trị văn hóa của một quốc gia, dân tộc và rộng hơn nữa là nhân loại không nằm ngoài sách.

Đọc sách là xây dựng xã hội tri thức
Return to top