ClockChủ Nhật, 15/07/2018 12:26

Kết hợp sản phẩm khác với du lịch tâm linh

TTH - Sở Du lịch vừa tổ chức chuyến khảo sát các điểm du lịch tâm linh, hướng đến hình thành các tour, tuyến. Song để làm được điều đó, cần phải kết hợp với nhiều sản phẩm khác.

Khảo sát tuyến điểm du lịch tâm linhViệt Nam muốn phát triển du lịch tâm linh với Ấn ĐộKhai thác thế mạnh du lịch tâm linhHòa quyện giữa du lịch văn hóa tâm linh và các loại hình du lịch khác ở HuếKhai thác du lịch tâm linh

Du khách tìm hiểu lịch sử của chùa Đông Thuyền

Nhiều cái khó

Du lịch tâm linh được định hướng là một trong những sản phẩm được đầu tư phát triển trong năm 2018 để trở thành sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn du khách trong những năm tới. Dù đã có nhiều tour, tuyến được các doanh nghiệp lữ hành khai thác từ trước đây, nhưng theo đánh giá của lãnh đạo ngành du lịch, vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, chưa thành hệ thống, lộ trình tour cũng chưa phù hợp, dẫn đến việc khai thác thiếu hiệu quả.

Từ chuyến khảo sát, khá nhiều thách thức trong việc xây dựng tour du lịch tâm linh được chỉ ra. Trước hết là chính nội tại của các điểm đến, cụ thể ở đây là các ngôi danh lam, cổ tự. Chuỗi dịch vụ để cung ứng nhu cầu của du khách hầu như chưa có. Khi đến chùa, du khách chủ yếu tham quan, vãn cảnh, chỉ số ít chùa có phục vụ cơm chay và trải nghiệm ngồi thiền. Điều này cũng dễ hiểu vì các chùa chủ yếu là nơi tu hành, không thể yêu cầu phục vụ khách như những đơn vị kinh doanh.

Tại chùa Đông Thuyền (phường Thủy Xuân, TP. Huế), nơi đã đón nhiều đoàn khách du lịch cũng chỉ đáp ứng được 50% yêu cầu của các hãng lữ hành. Sư cô Phương Hòa cho biết, nếu các lữ hành đưa khách đến, nhà chùa luôn sẵn sàng phục vụ cơm chay, có thể lên đến 100-200 khách cùng một lúc. Sau đó, tham gia ngồi thiền, tổ chức lễ cầu an. Tuy nhiên, yêu cầu để khách ở lại qua đêm tại chùa thì không thể, chùa chỉ phục vụ vào ban ngày.

Khi đến các chùa, khách chủ yếu vãng cảnh, các dịch vụ khác còn thiếu

Tương tự tại chùa Huyền Không Sơn Thượng, lượng khách đến tham quan rất lớn, không chỉ trong các dịp lễ mà cả ngày thường. Đại diện nhà chùa cho biết, trước đây, chùa có mở các khóa tu tập kéo dài 1 tuần và lâu hơn, nhưng do thiếu nguồn lực nên hai năm trở lại không còn đón khách nữa. Sắp đến, nhà chùa có thể phối hợp để đón khách du lịch. Đại diện nhà chùa khẳng định, luôn sẵn sàng mở của đón khách, nhưng cung ứng các dịch vụ như lữ hành yêu cầu thì không thể. Nếu có đoàn khách nào thực sự đặc biệt thì nhà chùa có thể sắp xếp đón tiếp.

Mỗi chùa có một lợi thế riêng, chùa mạnh về cảnh quan, ẩm thực, thiền… Nhiều doanh nghiệp cho rằng, nếu xâu chuỗi các chùa lại, kết hợp để bổ sung cho nhau có thể tạo thành tuor tâm linh thú vị. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các điểm khá xa nhau nên khó khăn trong việc sắp xếp, bố trí thời gian phù hợp. Đường giao thông đến các điểm du lịch tâm linh còn khó, nhất là đối với loại xe lớn, đây là trở lực không hề nhỏ.

Kết hợp

Anh Nguyễn Đình Thành, Phó Giám đốc Công ty CP Du lịch Đại Bàng cho biết, công ty đã tổ chức tour khám phá chùa Huế trong vòng 1 ngày, khách chủ yếu vãn cảnh, còn các dịch vụ khác chưa thể triển khai. Lượng khách chủ yếu là nội địa, từ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Sau chuyến khảo sát, nếu quyết tâm phát triển du lịch tâm linh thì ngoài vãn cảnh chùa, có thể kết hợp một số hình thức khác, như trải nghiệm ẩm thực chay, thiền ở chùa, mở các lớp tu tập. Cũng có thể kết hợp du lịch tâm linh với thiện nguyện như tại chùa Đức Sơn, khi nơi đây có nhận nuôi nhiều trẻ em thiếu may mắn.

Chị Dương Thị Công Lý, Giám đốc Công ty cổ phần Du lịch Hà Nội- Chi nhánh Huế nhận định, nếu chỉ tổ chức tour chuyên về tâm linh sẽ rất khó, với những nguồn lực và dịch vụ đang có thì không thể kéo dài trong 2-3 ngày. Do đó, khi chúng tôi thiết kế tour, sẽ kết hợp với các tour truyền thống đã khai thác lâu nay, chỉ dành 1 buổi để khám phá chùa và trải nghiệm các dịch khác.

Theo các doanh nghiệp, xu hướng của du khách khi đi tour tâm linh là muốn ăn ở dài ngày trong chùa, những nơi tâm linh thực sự để tĩnh tâm. Nhiều bạn trẻ cũng muốn tham gia các khóa tu tập để sống chậm. Thế nhưng, hiện các điểm du lịch tâm linh chưa thể đáp ứng các yêu cầu này. Do đó, cơ quan quản lý như Sở Du lịch cần có thêm cơ chế và giải pháp để thu hút doanh nghiệp xây dựng chuỗi cung ứng về lưu trú, ăn uống bên ngoài.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho hay, qua tìm hiểu một số nơi có du lịch tâm linh nổi tiếng ở Thái Lan, có nhiều dịch vụ ở phía ngoài, do đó, trước mắt, Sở sẽ tăng cường vận động người dân và doanh nghiệp để hình thành các dịch vụ bên ngoài. Sau thu thập thông tin từ các doanh nghiệp lữ hành, ngành sẽ có những định hướng xây dựng tour, có thể ghép các tour truyền thống với tâm linh, tìm hiểu về đạo Phật, tham gia các trải nghiệm ở chùa.

Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Thành phố ẩm thực

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân gần 720 năm trước, Huế có nguồn tài nguyên tinh hoa ẩm thực, mang lại lợi thế cạnh tranh cho du lịch Cố đô. Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương mang lại cho Huế vận hội mới mà nhắc đến Huế, cùng với những sắc diện tươi mới, người ta sẽ nghĩ ngay đến một thành phố ẩm thực của tinh hoa hội tụ.

Thành phố ẩm thực

TIN MỚI

Return to top