ClockChủ Nhật, 11/02/2018 17:03

Festival và du lịch Huế

TTH - Chỉ còn hơn hai tháng nữa, Festival Huế 2018 chính thức khai màn, và đây được xem như hoạt động quan trọng, tạo “cú hích” cho du lịch phát triển trong năm 2018.

Công ty Carlsberg Việt Nam tài trợ kim cương cho Festival Huế 2018“Âm vọng sông Hương”: Chuyện kể về vòng đời của người dân sông nướcHai ban nhạc Pháp sẽ tham gia Festival Huế 2018

Chương trình khai mạc ấn tượng tại Festival Huế 2016

Tăng tính tương tác

Đây đã là lần thứ 10, lễ hội có quy mô quốc tế này được tổ chức. Với Fesstival Huế lần thứ 10, Ban tổ chức xác định là cơ hội để giới thiệu với du khách trong nước và bạn bè quốc tế về tinh hoa văn hóa nghệ thuật truyền thống và cung đình Huế. Đến Festival Huế 2018, du khách được tìm hiểu, thăm thú và trải nghiệm những giá trị độc đáo của 5 di sản của Huế đã được UNESCO công nhận, sẽ hiếm một địa phương nào có được.

Thống kê 3 kỳ festival gần nhất, năm 2012 có 189.189 lượt khách du lịch lưu trú; trong đó, có 90.783 lượt khách quốc tế, tăng 54% so với Festival Huế 2010. Sang kỳ 2014, có hơn 230.000 lượt khách lưu trú, tăng 25% so với Festival Huế 2012; trong đó, hơn 10.000 lượt khách quốc tế, đến từ 115 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đến Festival Huế 2016, dù thời gian rút ngắn xuống còn 6 ngày so với 9 ngày như trước, nhưng cũng đón khoảng 250.000 lượt khách lưu trú.

Festival Huế 2018 tiếp tục quy tụ các đoàn nghệ thuật của nhiều quốc gia

Ông Huỳnh Tiến Đạt, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Festival Huế (cơ quan thường trực của Ban tổ chức) cho biết, Festival Huế 2018 tiếp tục quy tụ hàng chục đoàn nghệ thuật của các quốc gia trên toàn thế giới; có hàng trăm hoạt động, lễ hội, chương trình biểu diễn nghệ thuật. Festival năm nay được tổ chức trong 6 ngày và chia thành 2 tour, trong những ngày diễn ra, đêm nào cũng có những chương trình “đinh”, có sự phân phối giữa các chương trình nghệ thuật hàn lâm, đương đại; chương trình có bán vé với chất lượng nghệ thuật cao và những chương trình cộng đồng không bán vé.

Những chương trình “đinh” có thể kể đến, gồm: “Văn hiến Kinh kỳ”, diễn ra tối 28, 30/4, tại nhiều địa điểm trong khu vực Đại Nội. Cùng với đó, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức dạ tiệc cung đình hàng đêm tại khu vực Duyệt Thị Đường; chương trình âm nhạc “Trịnh Công Sơn” tối 28/4, tại sân Hàm Nghi; lễ hội Áo dài diễn ra tối 29/4; “Những tình khúc Huế” tối 29/4; chương trình nghệ thuật “Tỏa sáng niềm tin” của Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức vào tối 1/5; Liên hoan “Hát Văn, hát Chầu văn toàn quốc” từ 26 - 28/4 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh tổ chức. Ngoài ra, hàng loạt hoạt động, lễ hội cộng đồng, đồng hành, hưởng ứng; triển lãm, trưng bày; thể thao... cũng được diễn ra.

Lễ hội đường phố tạo không khí sôi động

Festival Huế năm nay tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động biểu diễn nghệ thuật cộng đồng, tăng tính tương tác, để người dân và du khách khi đến Huế có thể trở thành chủ thể, một phần của festival. Sẽ có 4 sân khấu dành cho các buổi biểu diễn giao lưu của các đoàn nghệ thuật trong nước và quốc tế, dự kiến tại Bia Quốc Học, Công viên Tứ Tượng, Công viên đường Trịnh Công Sơn và một điểm ở Bắc sông Hương. Năm nay, các đoàn nghệ thuật sẽ về các huyện để tham gia biểu diễn, tạo điều kiện cho người dân không lên được TP. Huế cũng có không khí lễ hội. Đặc biệt, chương trình nghệ thuật đường phố diễn ra vào tất cả các buổi chiều diễn ra festival, thay vì cách hai ngày biểu diễn một lần như trước. Với hoạt động này, chắc chắn, Huế ngày nào cũng sôi động.

Thúc đẩy phát triển du lịch

Festival Huế chính là hoạt động kích cầu lớn nhất của Huế trong năm 2018. Hiện, ngành du lịch đang tích cực phối hợp với Trung tâm Festival Huế để sớm định hướng và thúc đẩy các hãng lữ hành xây dựng các tour tuyến, đưa khách đến với festival. Nhu cầu của du khách đã có sự thay đổi, trước đây chỉ dừng lại ở mức tham quan, thưởng thức lễ hội, nay còn muốn hòa mình vào lễ hội, cùng trải nghiệm các hoạt động. Do đó, Festival Huế 2018 sẽ được tăng cường những chương trình lễ hội có tính tương tác cao.

Ngay từ những ngày đầu tiên, Festival Huế được xác định là một lễ hội văn hóa - du lịch. Ông Huỳnh Tiến Đạt đánh giá, nhờ vào Festival Huế mà hoạt động du lịch khởi sắc, khai thác có hiệu quả, như dạ tiệc cung đình tại Đêm Hoàng cung; show diễn áo dài lấy ý tưởng từ lễ hội áo dài qua từng năm. Hay các làng nghề như làm diều, hoa giấy tham gia Festival Huế đã trở thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn.

Định hướng qua mỗi kỳ, festival sẽ cố gắng phát triển một vài chương trình, từ đó gợi ý cho các nhà làm du lịch có thể triển khai lâu dài, phục vụ du lịch. Tại Festival Huế 2018, có hoạt động chiếu sáng tại một công viên ở trung tâm thành phố, ý tưởng này có thể triển khai sau này, tạo ra không gian sinh động cho du lịch Huế.

Ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban tổ chức Festival Huế 2018 nhấn mạnh, qua các kỳ tổ chức, Festival Huế đem lại cho Thừa Thiên Huế một diện mạo mới, sức sống mới, khẳng định vị thế là thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam; một trong những trung tâm văn hóa - du lịch đặc sắc của cả nước; tăng cường mối giao lưu văn hóa, tình đoàn kết cộng đồng và quốc tế, cùng nhau hướng tới mục tiêu hòa bình, ổn định và phát triển bền vững. Qua đó, kích cầu có hiệu quả, tăng lượng khách du lịch đến với Huế ngày càng nhiều hơn.

Festival Huế lần thứ 10 năm 2018 với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, Huế - 1 điểm đến 5 di sản” khai mạc vào thứ 6 ngày 27/4 và bế mạc vào thứ 4 ngày 2/5 nhằm tôn vinh 5 di sản: Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc Cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014), Thơ văn trên kiến trúc Cung đình Huế (2016).

Bài, ảnh: ĐỨC QUANG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao

Đó là mục tiêu đặt ra tại hội nghị sơ kết 3 năm triển khai đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTSVMN), giai đoạn I (2021-2025). Hội nghị do Bộ Y tế tổ chức trong hai ngày 14 và 15/5 tại Huế, được kết nối trực tuyến đến 63 tỉnh, thành.

Tạo bứt phá cho vùng dược liệu có giá trị kinh tế cao
Nguồn nhân lực chất lượng cao: Gỡ điểm nghẽn để phát triển

Phát triển nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao gắn với xây dựng các kỹ năng nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế trọng điểm là hướng đi cần thiết của Thừa Thiên Huế trong việc thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch trên hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nguồn nhân lực chất lượng cao Gỡ điểm nghẽn để phát triển
Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp

Chọn hướng đi phù hợp, làm giàu trên chính quê hương của mình, đó là cách những hội viên phụ nữ xã Quảng Phú (Quảng Điền) kiên trì, khẳng định bản thân mình trên con đường khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Return to top