ClockThứ Ba, 17/12/2019 07:00
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI:

Gặp khó với tiêu chí quy hoạch nghĩa trang

TTH - Quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa là một phần trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) ở nhiều địa phương. Song, thực tế nhiều năm qua, đây là trở lực trong việc hoàn thành các tiêu chí do Nhà nước đề ra.

Địa phương cuối cùng của TX. Hương Thủy đón bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mớiGóp sức xây dựng nông thôn mớiPhong Điền khởi sắc từ xây dựng nông thôn mới

Khó quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa là trở lực trong việc hoàn thành tiêu chí nông thôn mới ở nhiều địa phương

Bởi yếu tố lịch sử mà các nghĩa địa mọc lên tự phát ở hầu hết các vùng nông thôn. Việc người chết nằm cạnh người sống trở nên phổ biến. Theo đó, vấn đề quản lý các khu nghĩa địa ở các chính quyền địa phương cũng gặp nhiều khó khăn bởi liên quan đến yếu tố tâm linh, người dân mạnh ai nấy làm.

Từ khi Chính phủ xây dựng Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM, theo đó ban hành bộ các tiêu chí. Trong đó, ở tiêu chí 17 có nội dung về quy hoạch, xây dựng Nghĩa trang Nhân dân phải đạt chuẩn theo quy định. Từ đây, các địa phương nhận diện được khó khăn quá trình triển khai.

Nhiều lãnh đạo địa phương thẳng thắn nhìn nhận, nếu áp vào chỉ tiêu khu nghĩa trang phải có khu hung táng, cát táng... thì hầu như không có xã nào trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn.

“Ở địa phương, nhiều khu nghĩa địa nằm rải rác. Việc vận động di dời đến khu tập trung dường như quá khó bởi nặng yếu tố tâm linh. Chúng tôi chỉ có thể quy hoạch khu nghĩa địa tập trung đang có và vận động người dân khi có người thân mất thì an táng tại đó. Riêng vấn đề quy về một mối là không thể”, Chủ tịch UBND xã Hương Phong (TX.Hương Trà) Trần Viết Én chia sẻ.

Tại nhiều địa phương, không khó để nhận thấy nghĩa trang, nghĩa địa đang rơi vào tình trạng quá tải, chính quyền các xã phải đặt biển cấm an táng. Trong tiến trình xây dựng NTM, để đạt chuẩn, một số địa phương phải đầu tư khá nhiều kinh phí vào hạng mục này, điển hình như xã Phong An (huyện Phong Điền).

Lãnh đạo xã Phong An thông tin, để hoàn thành chương trình xây dựng NTM, địa phương này đã đầu tư 1 tỷ đồng để nâng cấp tuyến đường dài 1km đến Nghĩa trang thôn Phò Ninh; nâng cấp đường vào Nghĩa trang thôn Đồng Lâm có chiều dài 0,5km với gần 500 triệu đồng; những tuyến đường vào những nghĩa trang còn lại đều được mở rộng thêm từ 3,5m lên 6,5m.

Không phủ nhận những nỗ lực từ chính quyền các xã trong việc quy hoạch khu nghĩa trang, nghĩa địa tập trung. Nhưng trao đổi với lãnh đạo các địa phương, ngoài công tác tuyên truyền, vận động người dân, khó khăn lớn nhất hiện nay chính là kinh phí để xây dựng.

Xã Quảng Công (huyện Quảng Điền) đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn NTM năm 2017 sau gần 10 năm nỗ lực xây dựng. Riêng chỉ tiêu về nghĩa trang thì địa phương này cũng đã quy hoạch các khu chôn cất tập trung có quy mô. Song, ngoài những khu đất phù hợp được quy hoạch, những hạng mục xây dựng dường như không được đầu tư. Nhắc đến điều này, Bí thư Đảng ủy xã Quảng Công Nguyễn Đính thừa nhận: “Nghĩa trang, nghĩa địa liên quan đến yếu tố tâm linh nên quả thực rất nhạy cảm. Để đầu tư xây dựng một nghĩa trang nhân dân đạt chuẩn thì cần kinh phí khá lớn, nhưng ngân sách của địa phương không kham nổi. Hiện nay, mặc dù có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn tình trạng người dân dành đất để xây dựng các nghĩa trang gia đình, dòng họ”.

Theo bộ tiêu chí xây dựng NTM, để cán đích xây dựng NTM, các địa phương phải hoàn thành chỉ tiêu quy hoạch nghĩa trang phải đúng theo Nghị định 23/2016 của Chính phủ về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng.

Thừa Thiên Huế cũng đã ban hành quy hoạch tổng thể hệ thống nghĩa trang của tỉnh đến năm 2020 với mục tiêu song song với xây dựng mới các nghĩa trang tập trung phục vụ nhu cầu mai táng, cải táng của Nhân dân ở các đô thị lớn (thành phố Huế và khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô) các điểm dân cư tập trung ở các vùng nông thôn đồng bằng và miền núi, tiến hành xây dựng, cải tạo, sắp xếp và chỉnh trang các vùng đất Nhân dân đã sử dụng vào mai táng, xây lăng mộ từng bước chuyển thành nghĩa trang chính thức.

Lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh cũng thừa nhận, nhiều địa phương trong quá trình xây dựng NTM cũng đang gắp khó khăn ở chỉ tiêu nghĩa trang bởi kinh phí lẫn yếu tố tâm linh.

Để hỗ trợ và giải quyết thực trạng này thì chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay đã có giải pháp là tiếp tục mở rộng khu vực nghĩa trang nhà nước phía Bắc và phía Nam, đồng thời kêu gọi thêm các doanh nghiệp tư nhân đầu tư về lĩnh vực này tại tỉnh nhà. Đáp lại lời kêu gọi đó thì trên địa bàn tỉnh đã có 2 dự án công viên nghĩa trang sinh thái đang trong quá trình xây dựng và chuẩn bị đi vào khai thác dự kiến trong năm 2020 đều do các đơn vị tư nhân làm chủ.

Ông Phan Lê Minh Huy, Giám đốc Công ty VIF An Lộc, chủ đầu tư của dự án Công viên nghĩa trang sinh thái Hương An Viên cho hay: “Bài toán về đất mai táng để thực hiện đề án xây dựng NTM không chỉ nằm ở vấn đề vận động người dân thay đổi nhận thức mà chính quyền còn phải hỗ trợ khu vực mai táng thay thế cho họ. Đơn vị chúng tôi sẽ hỗ trợ tỉnh nhà trong việc quy hoạch các khu chôn cất bài bản, cung cấp thêm các dịch vụ thiết yếu, tiến tới là dịch vụ hỏa thiêu vào năm 2021. Cách làm này không chỉ vừa thay đổi cách nhìn của người dân về vấn đề mai táng mà còn mang lại giải pháp hiệu quả về diện tích đất cần phải phục vụ cho người đã khuất, mà các tỉnh thành khác đã thực hiện từ lâu”.

Bài, ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chương trình Phát triển các đô thị loại II: Nhiều gói thầu “gặp khó” mặt bằng

Nhiều hạng mục công trình thuộc các gói thầu của Dự án Chương trình Phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - DA thành phần Thừa Thiên Huế (gọi tắt DA đô thị xanh) bị “đứng hình” do bế tắc hoặc gặp khó trong công tác giải phòng mặt bằng (GPMB), dẫn đến công trình chậm tiến độ kéo dài.

Chương trình Phát triển các đô thị loại II Nhiều gói thầu “gặp khó” mặt bằng
Khánh thành Nghĩa trang liệt sĩ xã Phú Gia

Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2024 và hướng tới kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ 27/7/1947-27/7/2024, ngày 20/4, xã Phú Gia (Phú Vang) tổ chức khánh thành nghĩa trang liệt sĩ. Tham dự có ông Lê Trường Lưu -UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh.

Khánh thành Nghĩa trang liệt sĩ xã Phú Gia
Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Đây là cảm nhận không chỉ riêng chúng tôi vừa trở lại xã Phong Sơn - địa phương cuối cùng của huyện Phong Điền vừa được tỉnh công nhận xã nông thôn mới (NTM).

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới
Sứ mệnh của Huế

Kết thúc bài phát biểu tại hội nghị công bố quy hoạch vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tin tưởng Thừa Thiên Huế sẽ phát huy bản sắc, đặc trưng để hướng đến các giá trị mới, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước.

Sứ mệnh của Huế
Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền

Chiều 8/4, Ban Thường vụ Huyện ủy Quảng Điền tổ chức hội nghị để nghe Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025 và thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền

TIN MỚI

Return to top