ClockThứ Tư, 21/11/2018 14:51

Chung thủy với thơ tuổi học trò

TTH.VN - Họ từng đứng trên bục giảng và yêu thơ. Bây giờ dù đã rời bảng đen phấn trắng nhưng họ vẫn luôn thủy chung với thơ của lứa tuổi học trò .

Lãnh đạo tỉnh thăm và chúc mừng các đơn vị giáo dục nhân 20/11Thời đại số & tâm thế người thầyThầy giáo trẻ giàu lòng thiện nguyệnChất lượng tạo nên từ sự thay đổi

1. Với 12 tập thơ, 4 tập tiểu luận, 1 tập tản văn được xuất bản, nhiều truyện ngắn, các bài nghiên cứu, cảm nhận văn chương xuất hiện trên nhiều trang báo, tên tuổi của thầy giáo dạy chuyên văn ở Trường THPT chuyên Quốc Học Huế Mai Văn Hoan từ lâu đã trở nên quen thuộc được bạn đọc đón nhận, nhất là tuổi trẻ. Thầy Mai Văn Hoan vui vẻ: “Tôi nghĩ nhà giáo và nhà thơ có chung một thiên chức là kỹ sư tâm hồn nhưng mỗi nhà thực hiện theo một cách. Riêng tôi, nhờ làm thơ mà chất nhà giáo trong tôi không đến nỗi khô cứng”.

Nhà thơ Mai Văn Hoan

Lật lại những trang thơ mà Mai Văn Hoan đã “trình làng”, người yêu thơ sẽ bắt gặp vô số những vần thơ viết về tuổi học trò. Hơn 30 năm đứng trên bục giảng, có lẽ Mai Văn Hoan luôn đặc biệt ưu ái đến cái tuổi hay mộng mơ trong trái tim thơ của mình. Không lạ khi bạn đọc gọi thầy là "thi sĩ của tuổi học trò".  Năm 2009, thầy giáo Mai Văn Hoan đến tuổi nghỉ hưu. Nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc. Thầy vẫn viết sung sức và là cộng tác thường xuyên của nhiều báo từ trung ương và địa phương. Thỉnh thoảng thầy có những buổi nói chuyện thơ, đời sống văn chương cho các em học sinh, sinh viên các trường. Tình yêu nghề giáo, nghề văn vẫn cứ cháy mãi trong lòng của “nhà thơ tuổi học trò” trên đất Huế.

2.  Nguyễn Bồn chọn toán học làm môn giảng dạy. Tốt nghiệp Trường sư phạm Quy Nhơn, anh trở thành giáo viên toán nhiều trường trên đất Huế. Dạy toán nhưng anh lại rất mê thơ. Anh bảo “Đến với thơ ca tâm hồn con người như trẻ lại. Tôi khó hình dung được cuộc sống của mình sẽ như thế nào khi không có chút thú làm thơ”. Với 7 tập thơ đã in, như Thuở biết yêu người; Thuở tình rong chơi; Cánh diều mơ ước; Bóng mùa; Giấc mơ chữ… bút danh Nguyễn Thiền Nghi đã trở nên quen thuộc với độc giả. Đồng nghiêp ít khi gọi anh là thầy Bồn mà gọi anh là Nguyễn Thiền Nghi…

Nhà thơ Nguyễn Thiền Nghi

Trong các tập thơ đã xuất bản, thầy Bồn dành trọn tập Cánh diều mơ ước để nói về thiếu nhi, tặng cho thiếu nhi. Nguyễn Thiền Nghi viết Cánh diều mơ uớc ở cái tuổi tóc đã pha sương. Thế mà lạ thay, âm hưởng thơ, lời thơ ở đây bồng bềnh như mặt trăng, lao xao như tiếng gió, tươi trẻ như nắng bình minh, ngọt ngào như lời ru của mẹ... Gần 10 năm nghỉ hưu, cũng chừng ấy thời gian Nguyễn Thiền Nghi lặng lẽ dành tình yêu vào khoảng trời thi ca giữa những lo lắng thường nhật. Những vần thơ anh chạm miền xúc cảm để ta lại càng thấy lòng bình yên dù cuộc sống còn đó bao nỗi lo.

3. Còn có một nhà giáo suốt một cuộc đời tâm huyết với sự nghiệp trồng người trên vùng quê Hương Thuỷ và cũng suốt đời duyên nợ với thơ ca là thầy giáo Trần Xuân Lễ. Hơn 35 năm trong ngành giáo dục và hơn 10 năm nghỉ hưu, ông hiệu trưởng Trường tiểu học Dạ Lê ngày trước vẫn tiếp tục thuỷ chung với mảnh đất thi ca.

Nhà thơ Lê Ngã Lễ

Ngày thầy còn làm quản lý, trên chiếc bàn làm việc với những chồng hồ sơ, sổ sách quản lý nhưng nằm cạnh đó là những tập thơ, trang báo với bút danh Lê Ngã Lễ được sắp xếp gọn gàng. Từ năm 1998 đến nay, thầy đã cho ra đời hơn 9 tập thơ in riêng và nhiều tập thơ in chung. Đọc thơ thầy, ta ngỡ như đang bước vào thế giới có khoảng trời riêng huyền ảo để đong đầy niềm thương, nỗi nhớ. Bằng chất giọng dễ thương, xinh xắn lạ, thường thơ Lễ Ngã Lễ được viết ra từ trái tim gần gũi thế giới tuổi thơ bằng khát vọng được sống, được yêu thương, chia sẻ. Sau giờ rỗi rãi hay những lần sinh hoạt, các thầy cô giáo ở Trường tiểu học Dạ Lê lại cùng bên nhau để cùng đọc thơ, nghe thơ và bình thơ Lê Ngã Lễ.

Thầy Lễ chia sẻ: “Nhờ làm thơ mà mình tìm được nhiều niềm vui trong công việc và trong cuộc sống hằng ngày. Hơn thế nữa thơ còn làm cho mình gắn bó, gần gũi hơn với mọi người xung quanh”…

Bài, ảnh: Minh Toàn

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ở đâu khó, có ông Khâu

Niềm vui từ hơn 30 năm “gắn bó” với các cương vị Trưởng thôn, Bí thư chi bộ và hiện tại là Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, năm 2023, ông Lê Thanh Khâu (thôn A Lưới, xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới) vinh dự được Tỉnh ủy tuyên dương; được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Dân vận khéo”.

Ở đâu khó, có ông Khâu
Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Yêu thương & tâm huyết

Sự tôn vinh, kính trọng của xã hội và tình cảm thân thương thầy – trò là niềm hạnh phúc giúp cho các thầy, cô giáo vượt qua bao áp lực để làm tốt nhiệm vụ “gieo con chữ”.

Yêu thương  tâm huyết
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn:
Người thầy biến nhiều điều chúng ta hy vọng thành hiện thực

Tối 17/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình “Thay lời tri ân” năm 2024, với chủ đề “Hy vọng”. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.

Người thầy biến nhiều điều chúng ta hy vọng thành hiện thực
"Mẹ Lành" của học trò vùng cao

Hai từ “mẹ Lành” thân thương được nhiều trẻ gọi cô Mai Thị Mộng Lành (Trường mầm non Xuân Lộc, huyện Phú Lộc) không phải tự nhiên mà có. Ngoài giờ trên lớp, cô giáo Lành còn dành thời gian đến nhà thăm hỏi gia đình của các cháu. Đến buổi chiều vào giờ tan trường, có những trẻ mà ba mẹ đi làm rẫy chưa kịp về, cô Lành lại chở các cháu về nhà. Dù đường bản đi lại còn nhiều khó khăn, nhưng không làm khó được cô giáo dáng người nhỏ nhắn.

Mẹ Lành của học trò vùng cao
Return to top