ClockThứ Ba, 13/07/2021 16:26

Giữ kỷ cương trên lớp học online

TTH - Cuối tháng 6, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip về một nam sinh viên đang quan hệ tình dục với bạn gái ngay trong lớp học trực tuyến. Tình huống bất ngờ xảy ra khiến giáo viên lúng túng, vội vàng tắt camera của nam sinh nhưng một sinh viên khác đã kịp ghi lại. Sau đó, đoạn video trên bị lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội.

Giỏi công nghệ nhờ học các lớp học online

Cần xây dựng bộ quy tắc ứng xử khi học online (ảnh minh họa)

Từ câu chuyện trên cho thấy, vấn đề bất cập là “năng lực số” của nhiều học sinh, sinh viên còn hạn chế. Trong khi giảng viên lại quá chăm chú vào bài giảng nên chưa quản lý bao quát lớp học để xử lý khi sự cố xảy ra. Hành vi của sinh viên trên khó chấp nhận, nhưng rõ ràng vai trò của người thầy trong hoàn cảnh này vẫn chưa được phát huy tốt. Sự bất cẩn của học trò, sự lúng túng của người thầy và sự vô cảm của những người bạn trong lớp khiến câu chuyện bị đẩy đi xa.

Suốt hơn hai tháng học trực tuyến, tôi từng chứng kiến bao chuyện dở khóc, dở cười khi học viên quên tắt micro và camera. Thế nên, nhiều giáo viên đã “tá hoả” trước hình ảnh học viên vẫn còn ngáp ngắn, ngáp dài trên giường ngủ với áo quần xộc xệch; vừa học vừa nói chuyện rôm rả, thậm chí vô tư thay áo trước màn hình. Lắm lúc cả lớp nghe tiếng xe máy rè rè, tiếng rán cá xèo xèo trên bếp và cả tiếng chó sủa ầm ĩ. Sợ nhất, vẫn là tiếng trao đổi công việc của ai đó, nói xấu người nọ, người kia cũng được công diễn ngay trên lớp học, át cả tiếng giảng của thầy. Vậy là, cả lớp cuống cuồng gọi điện yêu cầu tắt micro và camera trước sự ngao ngán của giáo viên.

Lỗ hổng trong công tác quản lý, dạy học online khi hạn chế về mặt tương tác khiến học viên nhàm chán, dễ mất tập trung, dẫn đến việc ngủ quên hoặc làm việc riêng khi giáo viên đang giảng bài. Khó kiểm soát nhất vẫn là tình trạng học viên “thả máy” để làm việc riêng, mỗi khi giáo viên đánh vắng lại đua nhau nhắn tin, gọi điện và lý do chính là đổ lỗi cho nhà mạng nên không vào lớp được. Giờ thì tôi đã hiểu vì sao luôn bị giáo viên gọi hỏi bài liên tục. Ấy là người thầy không muốn độc thoại với màn hình, muốn có sự tương tác với học viên. Và nếu thực sự không có một thái độ nghiêm túc khi học online, khó trả lời câu hỏi mà giáo viên đưa ra.

Trở lại câu chuyện sinh viên đại học “công diễn” hành vi không phù hợp trong giờ học online đã gióng lên lời cảnh báo về vấn đề an ninh, kỷ cương của lớp học trực tuyến. Thực ra, hầu hết các cơ sở giáo dục đều xây dựng nội quy học trực tuyến. Nhiều quy định chung về trách nhiệm học sinh, sinh viên được ghi rõ, như: Trang phục lịch sự, nghiêm túc; micro của từng học viên luôn ở chế độ tắt, sẽ bật micro khi được giảng viên mời tham gia trao đổi. Nhưng trên thực tế, nhiều lớp học trực tuyến chưa bảo đảm nội quy, đặc biệt việc xử lý vi phạm nội quy lớp học chưa được thực hiện nghiêm túc.

Các tác động xấu từ đối tượng bên ngoài gây mất an ninh lớp học trực tuyến có thể được hạn chế bằng các biện pháp kỹ thuật, cùng sự phối hợp của cơ quan liên quan. Thế nhưng việc giữ gìn nội quy bên trong lớp học, trách nhiệm chính vẫn thuộc về nhà trường, người dạy, người học. Việc tăng cường nền nếp, kỷ cương lớp học trực tuyến với nội quy rõ ràng, khen thưởng và chế tài nghiêm túc là cần thiết. Đó không chỉ là biện pháp giúp bảo đảm chất lượng giáo dục, rèn ý thức, nhân cách, giữ an toàn cho người học, người dạy mà còn góp phần xây dựng văn hóa học đường trong nền giáo dục kỹ thuật số.

Để xảy ra sự cố trong khi học online là điều đáng tiếc, tuy nhiên, dư luận vẫn không đồng tình với việc phát tán hình ảnh nhạy cảm của bạn mình.Vấn đề đặt ra, học trực tuyến cũng cần văn minh, cũng có những quy tắc nhất định chứ không phải thích làm gì trong quá trình học. Học sinh, sinh viên cần được phổ cập các quy tắc ứng xử trên không gian mạng, cụ thể là vấn đề phát tán hình ảnh, video nhạy cảm của người khác.

Bài, ảnh: An nhiên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa sách về với học sinh nông thôn

Đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Đề án Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai về các trường học. Không chỉ các trường học trên địa bàn thành phố, mà ngay cả những trường ở nông thôn Thừa Thiên Huế cũng tổ chức các hoạt động về văn hóa đọc, tiêu biểu trong đó là Trường THCS Nguyễn Đăng Thịnh (Hương An, Hương Trà).

Đưa sách về với học sinh nông thôn
Không đưa thông tin sai lệch lên mạng xã hội dù chỉ là hài hước

Theo số liệu về công tác giám sát tỷ lệ thông tin trên báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông, tháng 4/2024, tỷ lệ thông tin tiêu cực trên báo chí là 19,03%, tăng 0,92% so với tháng trước (giảm 7,69% so với cùng kỳ). Tỷ lệ thông tin tích cực trên báo chí là 60,23%, giảm 2,17% so với tháng trước (giảm 2,48% so với cùng kỳ).

Không đưa thông tin sai lệch lên mạng xã hội dù chỉ là hài hước

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top