ClockThứ Sáu, 07/07/2017 15:25

Hỗ trợ học nghề, chuyển nghề cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung

Bộ LĐ-TB&XH vừa có văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, việc làm đối với lao động 4 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiện-Huế) bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển.

Theo đó, người thuộc hộ bị ảnh hưởng sự cố môi trường nếu học nghề sơ cấp, dưới 3 tháng trong năm 2017, 2018, được hỗ trợ chi phí đào tạo tối đa 6 triệu đồng/người/khóa học, tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày, tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học.

Người học trình độ trung cấp, cao đẳng nghề được hỗ trợ học phí. Cụ thể, năm học 2016-2017, mức hỗ trợ tối thiểu học trung cấp 470.000 - 680.000 đồng (tùy ngành học), cao đẳng tối thiểu 540.000 - 780.000 đồng (tùy ngành học).

Năm học 2017-2018, trình độ trung cấp 520.000 - 750.000 đồng, cao đẳng 590.000 - 860.000 đồng. Mức hỗ trợ tối đa với học trung cấp 1,225 - 3,08 triệu đồng (tùy ngành học), học cao đẳng 1,4 - 3,52 triệu đồng.

Trường hợp người học vay vốn tín dụng học sinh, sinh viên được hỗ trợ mức vay tối đa 1,5 triệu đồng/người/tháng, lãi suất 6,6%/năm.

Ngư dân tại 4 tỉnh miền Trung được vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm, với mức lãi suất bằng 50% mức lãi suất cho vay hộ nghèo, áp dụng cho các khoản vay năm 2017 và 2018.

Đồng thời, sẽ được ưu tiên lựa chọn làm việc cho các dự án, hoạt động khôi phục môi trường biển, phát triển du lịch địa phương.

Cơ sở sản xuất, kinh doanh tuyển dụng người lao động ở khu vực bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển trong năm 2017, 2018 cũng được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề.

Mức hỗ trợ đào tạo tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học, hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày, tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa. Các cơ sở kinh doanh được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp cho người lao động.

Người lao động tại vùng biển 4 tỉnh miền Trung đi xuất khẩu lao động trong năm 2017, 2018, được vay 100% chi phí đóng cho các công ty phái cử lao động, lãi suất vay bằng lãi suất cho vay hộ nghèo; được hỗ trợ kinh phí học nghề, ngoại ngữ, khám sức khỏe, hộ chiếu, visa, vé máy bay...

Theo khảo sát của Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quản Trị, Thừa Thiên-Huế năm 2016, có khoảng 20.000 lao động bị ảnh hưởng, cần giải quyết việc làm.

Bảng kê mức hỗ trợ học phí cho người học trung cấp, cao đẳng nghề

 

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhặt “lộc biển”

Từ sau tháng Giêng đến nay, sứa biển đã bắt đầu xuất hiện. Tùy theo con nước, sứa thường bị sóng đánh dạt vào bờ. Đây cũng là thời điểm nhiều người đi biển thử vận may với việc nhặt sứa.

Nhặt “lộc biển”
Vững bến neo

“Vững bến neo” là tâm nguyện, là sự mong ngóng của bao thế hệ ngư dân vươn khơi bám biển và chính quyền các cấp của Thừa Thiên Huế trong nỗ lực đáp ứng tốt nhất có thể các nhu cầu phát triển nghề cá của bà con ngư dân. Và dự án cảng cá Thuận An (phường Thuận An, TP. Huế) kết hợp khu neo đậu, tránh trú bão được xây dựng với kinh phí 220 tỷ đồng đã được triển khai và hoàn thành sau hơn ba năm xây dựng. Nằm trước cửa biển Thuận An, cảng cá Thuận An kết hợp với khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão trở thành một điểm kết nối, điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi bám biển.

Vững bến neo
Tôm, cá trở về

Đã mấy chục năm rồi, ngư dân vùng biển Ngũ Điền (Phong Điền, Thừa Thiên Huế) mới được chứng kiến những đàn cá nục, cá trích, khuyết (ruốc)… bơi vào tận ven bờ. Vùng biển lộng đang hồi sinh!

Tôm, cá trở về

TIN MỚI

Return to top