ClockThứ Hai, 24/06/2019 08:39

Hỗ trợ trẻ em dân tộc thiểu số phát triển

TTH - Tháng hành động vì trẻ em năm nay có chủ đề “Chung tay vì trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số” hướng đến mục tiêu tạo điều kiện cho trẻ em dân tộc thiểu số được phát triển bình đẳng, được chăm sóc về y tế, giáo dục, vui chơi…

Các dân tộc thiểu số A Lưới đoàn kết, phát huy nội lựcChung tay vì trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu trao học bổng cho trẻ em nghèo vượt khó tiêu biểu của huyện A Lưới

Thiếu thốn

Hè về, Hồ Thị Chăm (học sinh lớp 6 ở thị trấn A Lưới) phải giúp gia đình chăn trâu. Ba mất sớm, một mình mẹ xoay xở nuôi con nên tuổi thơ của Chăm không được trọn vẹn. Sách vở mẹ phải đi xin, dụng cụ học tập còn thiếu thốn. Biết nhà nghèo, Chăm không đòi mẹ mua cho đồ chơi hay quần áo mới.

Chăm kể, cô bé chưa bao giờ được tham gia các trò vui chơi ở Trung tâm sinh hoạt văn hóa huyện A Lưới, dù nhà ở ngay thị trấn. Cô bé có làn da đen nhẻm, tóc cháy nắng hiền lành: “Mỗi khi có dịp ra Trung tâm sinh hoạt văn hóa huyện chơi, nhìn các bạn được lái xe, đi tàu điện, con thích lắm".

Nhà ở ngay thị trấn A Lưới nhưng mùa hè của Trần Văn Nghinh (học sinh lớp 2, Trường tiểu học Vừ A Dính) là những ngày lủi thủi theo chân bà nội làm vườn, lên rẫy. Mẹ bỏ đi khi Nghinh còn chưa cai sữa, em lớn lên trong tình thương của cha, sự đùm bọc của ông bà nội. Mỗi khi cha đi bóc vỏ tràm phải ở lại nhiều ngày, Nghinh và anh trai Trần Văn Nguyên lại tá túc nhà bà nội. Bà Hồ Thị Sanh, bà nội của Nghinh, thở dài: “Nhà nghèo nên các cháu thiếu thốn đủ bề. Phận làm ông bà thương cháu lắm nhưng gia cảnh khó khăn, chỉ có thể cho cháu ăn no”.

Theo thống kê của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) huyện A Lưới, toàn huyện có 14.532 trẻ em, trong đó có trên 1 nghìn em có hoàn cảnh đặc biệt, trên 1.400 em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, hơn 9.500 em có trợ giúp… Con số này cho thấy, nhiều trẻ em ở huyện miền núi A Lưới còn gặp khó khăn, cả về vật chất lẫn tinh thần. Cả huyện A Lưới chỉ có điểm vui chơi Cội nguồn ở Trung tâm sinh hoạt văn hóa của huyện, các điểm vui chơi, giải trí ở các xã hầu như không có.

Theo ông Nguyễn Hữu Thái, Phó Trưởng phòng LĐTBXH huyện A Lưới, đời sống kinh tế khó khăn khiến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em gặp nhiều thách thức. Tình trạng trẻ lao động sớm vẫn còn diễn ra, trong khi nhận thức của các gia đình, cộng đồng về việc bảo vệ, giáo dục trẻ em chưa được coi trọng. Tai nạn đuối nước hầu như năm nào cũng xảy ra, phần lớn do chủ quan của người lớn.

Nâng cao đời sống cho trẻ

Bà Phan Minh Nguyệt, Phó Giám đốc Sở LĐTBXH cho hay: “Hàng năm, ngành LĐTBXH đã huy động các nguồn lực, kết nối với các tổ chức, cá nhân, các hội đoàn thể, doanh nghiệp tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ cho trẻ em miền núi như tặng đồng phục đầu năm học, tặng áo ấm vào mùa đông, trao học bổng, tặng quà, xe đạp, chăm sóc đời sống tinh thần… Với trách nhiệm của cơ quan bảo vệ, chăm sóc trẻ em, chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi, đồng hành để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho các em”.

Ông Hà Văn Tuấn, Giám đốc Sở LĐTBXH cho rằng, đời sống nhiều trẻ em ở miền núi thiếu thốn khi tỷ lệ hộ nghèo của các địa phương còn cao. Muốn nâng cao đời sống của trẻ em miền núi, chỉ còn cách phải phát triển kinh tế, nâng cao mức sống, xóa hộ nghèo.

Song song với những hỗ trợ của chương trình giảm nghèo bền vững, kế hoạch 16 của UBND tỉnh phân công các sở, ban, ngành, đoàn thể, trường học giúp đỡ các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 25% ở A Lưới và Nam Đông đã hỗ trợ các hộ nghèo những giải pháp sinh kế, như: hỗ trợ phát triển sản xuất; xây, sửa chữa nhà ở; xây nhà vệ sinh… Bên cạnh sự trợ giúp của Nhà nước, cộng đồng xã hội, bản thân phụ huynh của các em cần nâng cao nhận thức, biết cách làm ăn kinh tế để cải thiện cuộc sống cho con em mình.

Tháng hành động trẻ em năm nay với chủ đề “Chung tay vì trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số” được tỉnh phát động tại A Lưới để nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, cộng đồng, gia đình chăm lo cho trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt có điều kiện được chăm sóc y tế, giáo dục và phát triển bình đẳng.

Theo kế hoạch của UBND huyện A Lưới, tháng hành động tập trung triển khai các hoạt động mùa hè an toàn cho trẻ em, hạn chế tối đa tình trạng trẻ em bị tai nạn thương tích, rơi vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, bị bóc lột sức lao động trong dịp hè. Nhiều hoạt động vui chơi, giải trí; các lớp dạy bơi, trang bị kỹ năng tự phòng tránh tai nạn thương tích, đuối nước, xâm hại tình dục, bạo hành cho trẻ em được tổ chức. Qua đó, hướng dẫn các em kỹ năng tự bảo vệ, thực hiện quyền tham gia, làm việc nhóm, bày tỏ ý kiến phù hợp với lứa tuổi.

Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

TIN MỚI

Return to top