ClockThứ Ba, 25/09/2018 09:54

Huế trong mắt một nữ học sinh lớp 7 Hà Nội

TTH - Tôi là một đứa nhóc lớn trước tuổi. Tôi vùi mình vào những trang sách thay vì đi chơi như bạn bè. Tôi biết Hà Nội qua những vần thơ lãng mạn, thi vị, bình yên, xinh đẹp đến nhường nào. Và tôi nhận ra sự khác nhau của Hà Nội giữa những trang sách và cuộc sống ngoài đời.

Thanh trà gợi nhớ thu sangBan maiMỏng mảnh mùa đông

Thế giới thay đổi và phát triển theo thời gian. Hà Nội cũng không phải là ngoại lệ. Sự bình yên dần được thay thế bằng sự ồn ào và náo nhiệt. Ăn phải nhanh, uống cốc nước phải nhanh, di chuyển trên đường cũng phải nhanh nếu không sẽ bị muộn giờ đi học, đi làm. Những lời thăm hỏi, những món quà nhỏ hay những lá thư cũng đang dần bị thay thế bằng những cuộc điện thoại ngắn ngủi hay những nhãn dán màu mè trên mạng xã hội. Nơi đâu cũng đông đúc chật hẹp, đi trên đường lúc nào cũng phải chen lấn nhau, hễ thấy chỗ nào trống là lách xe lên ngay, kể cả vỉa hè, bồn cây. Căng thẳng và áp lực công việc làm người ta không còn quan tâm nhau như trước nữa, hàng xóm làng giềng gặp mặt nhau nhiều lắm được dăm lần một năm. Tan giờ làm ai cũng mệt mỏi, chỉ muốn về nhà, ăn vội chén cơm rồi đi nghỉ. Hà Nội giờ đỏ đèn từ sáng đến đêm khuya. Những con đường thơm mùi hoa sữa, mùi cốm đã được thay bằng mùi rác thải và khói xe. Ai cũng sống nhanh hơn trước rất nhiều. Nhiều người cảm thấy mệt mỏi vì việc phải sống nhanh như thế này. Đến một con bé lớp 7 như tôi đôi lúc cũng mệt huống chi mọi người. Thế rồi tôi theo bố mẹ vào Huế chơi.

Huế khác hẳn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Khác nhau từ lời ăn tiếng nói cho đến nhịp sống. Huế yên tĩnh và thơ mộng đến lạ kỳ. Xe cộ lưu thông rất trật tự, chuyện tắc đường ít tồn tại ở nơi này. Con người hòa nhã, lịch sự vô cùng. Ánh nắng của mùa hè không thể chiếu xuyên qua những tán cây ven đường hay những chiếc nón lá màu ngà.

“Huế mà không có sông Hương thì có lẽ giảm đi một nửa vẻ đẹp”. Tôi không nhớ là đã đọc được câu này ở đâu nhưng nó gần đúng. Nước của sông Hương tuy cũng giống với nước của những dòng sông khác nhưng nó chảy rất chậm nên tạo cảm giác mang mác buồn. Hè đến, Hương Giang khoác lên mình chiếc áo xanh thẫm, điểm xuyết bằng những cánh hoa phượng, hoa bằng lăng rơi. Vắt ngang qua sông Hương điệu đà là một cây cầu cũng mềm mại chẳng kém.

Ở Huế cái gì cũng hết mình. Chơi hết mình mà làm việc cũng hết mình. Ở phía có hơi thở của sự hiện đại, tân tiến thì tấp nập và nhộn nhịp nhưng cũng không bị mất đi sự nhẹ nhàng của nó. Những con đường được chiếu sáng bởi đèn đường và đèn led cuốn quanh thân cây hai bên đường. Đèn quấn trên thân cây ở Huế cũng không phải là loại đèn màu mè, sặc sỡ đến chói cả mắt như ở TP. Hồ Chí Minh mà chủ yếu là màu trắng nhẹ hay màu xanh lá cây. Ngược lại, ở bờ bên kia của con sông lại là sự cổ kính, nhẹ nhàng. Trên những con đường ở đây, cây không có đèn led treo xung quanh mà chỉ có ánh đèn đường màu vàng. Mọi thứ đều rất tĩnh lặng và làm cho người ta bình tâm hơn.

Xuôi về phía dưới, chợ Đông Ba là nơi có thể thỏa mãn được những người có niềm đam mê với đồ ăn truyền thống như tôi. Đi đến nơi nào, tôi cũng cố gắng tìm hiểu về văn hóa ẩm thực của nơi đó thật nhiều. Tôi biết khá nhiều điểm ăn vặt ở Huế. Những nơi mà tôi hay ăn ở Huế thì thường là nơi có giá cả rất phải chăng mà đồ ăn lại ngon nữa. Chè Hẻm, nem chua Rán Khang, bánh canh chợ Đông Ba…thực sự sẽ chinh phục được những người khó tính nhất.

Tôi thích đi dạo ven bờ sông Hương, sự dịu dàng, điệu đà của sông Hương có thể làm tâm hồn thanh thản đến lạ lùng. Với người khác ra sao thì tôi không biết nhưng với tôi thì như vậy. Chỉ cần ngắm nhìn con sông này, tôi lại muốn về đây ở vô cùng. Cuộc sống pha trộn giữa sự hiên đại và cổ kính làm cho Huế thêm phần hấp dẫn hơn.

Tôi về Hà Nội, trở về với ngôi nhà thân yêu của mình, trở lại với sự xô bồ và ồn ào thường nhật. Tôi nhớ Huế, một thành phố yên bình, xinh đẹp và tự hứa sẽ trở lại ngày không xa.

Lê Uyên Minh

(Trường Việt Nam - Algerie, Hà Nội)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Không Không Kó Không” và tiếng nói tuổi trẻ

Triển lãm Mỹ thuật trẻ 2024 vừa diễn ra tại Trường đại học Nghệ thuật thu hút được rất nhiều sự chú ý của các họa sĩ trẻ và người yêu nghệ thuật với nhiều tác phẩm mới lạ. Giữa những tác phẩm đầy màu sắc, “Không Không Kó Không” của Hoàng Thanh Khiêm là một tác phẩm sắp đặt khá nổi bật, và càng đáng chú ý hơn nữa khi tác giả là một chàng trai trẻ sinh năm 2009.

“Không Không Kó Không” và tiếng nói tuổi trẻ
Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024) do Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sau khi đi qua nhiều tỉnh, thành đã đến Huế trình diễn vào tối 21/4 tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh, 41A Hùng Vương, TP. Huế.

Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế
Hy vọng cho đá cầu Huế

Khởi đầu thành công ở giải đấu đầu tiên, đá cầu Thừa Thiên Huế tiếp tục hy vọng sẽ có được những thành tích cao trong năm 2024 này. Đặc biệt hơn khi Thừa Thiên Huế vinh dự được chọn làm đơn vị đăng cai tổ chức Giải vô địch Đá cầu châu Á 2024.

Hy vọng cho đá cầu Huế
Ra “sông lớn” với thầy nội

Không phải ngẫu nhiên mà ông Hoàng Anh Tuấn được chọn mặt để “gửi khó”, dẫn dắt tuyển U23 Việt Nam dự Vòng chung kết U23 châu Á 2024 sau khi HLV Troussier bị cắt hợp đồng. Ông thầy người Khánh Hòa từng đưa đội U20 Việt Nam lần đầu tiên vào đến Vòng chung kết World Cup U20 năm 2017. Năm 2023, ông Tuấn cũng giúp đội U23 Việt Nam vô địch Đông Nam Á.

Ra “sông lớn” với thầy nội
Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế

Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn tại Thừa Thiên Huế. Hiện, nhiều doanh nghiệp của Hàn Quốc đã đầu tư có hiệu quả tại tỉnh. Cùng với đó, một số dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu đầu tư, hứa hẹn sẽ mở ra những cơ hội mới.

Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế
Return to top