ClockThứ Ba, 25/12/2018 19:56

Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng

TTH.VN - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 164/2018/NĐ-CP về kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng.

Phân tích nguyên nhân, hướng khắc phục để phát triển kinh tế - xã hộiNghị quyết về “tam nông” thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triểnĐề cao trách nhiệm, nỗ lực hoàn thành kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2018

Trong đó, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội bao gồm việc kết hợp mọi hoạt động về quốc phòng với hoạt động xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương; bảo đảm môi trường ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Còn kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng bao gồm việc kết hợp trong xây dựng, tham gia thẩm định các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương; kết hợp trong phát triển vùng, lãnh thổ; kết hợp trong các ngành, lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế.

Nghị định quy định cụ thể kết hợp trong việc lấy ý kiến xây dựng các chiến lược, quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội, theo đó, cơ quan chủ trì lập quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch hạ tầng giao thông đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt phải gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng.

Bộ, ngành, địa phương khi xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và dự án phát triển kinh tế - xã hội, dự án quan trọng quốc gia phải gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng theo quy định của pháp luật.

Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm nghiên cứu tiếp thu các ý kiến tham gia của Bộ Quốc phòng về kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng; trường hợp có ý kiến khác phải có văn bản kiến nghị với Bộ Quốc phòng hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

Nghị định cũng quy định kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng trong thẩm định các chiến lược, quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến quốc phòng. Theo đó, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tham gia trong các Hội đồng thẩm định quy hoạch cấp quốc gia, vùng, tỉnh, lãnh thổ, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, đô thị, nông thôn có liên quan đến quốc phòng.

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định kết hợp trong các ngành, lĩnh vực chủ yếu như kết hợp trong: công nghiệp, thương mại và dịch vụ, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, thông tin và truyền thông, xây dựng, đầu tư, quản lý kinh tế,...

Nghị định có hiệu lực từ 10/2/2019.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp

Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã tạo hành lang pháp lý cho HĐND các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Trước những chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị liên quan đã có nhiều hoạt động phối hợp tăng cường kiểm tra các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng. Theo đó, chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước đã dần thu hẹp.

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội

Công tác an sinh xã hội trên địa bàn thời gian qua đã có nhiều khởi sắc. Từ những chính sách, các chương trình, dự án, hoạt động trợ giúp, nhiều hoàn cảnh được tiếp cận các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, được nâng cao kỹ năng để giải quyết khó khăn về vật chất và tinh thần.

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội
Return to top