ClockThứ Sáu, 30/09/2022 14:36

Khắc phục thiệt hại sau bão, đảm bảo các chỉ tiêu trong 3 tháng cuối năm

TTH.VN - Tại cuộc họp thường kỳ tháng 9 ngày 30/9, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương ghi nhận, đánh giá cao các sở, ban, ngành, địa phương trong việc ứng phó với cơn bão số 4 vừa qua. Về phương án phát triển kinh tế xã hội 3 tháng cuối năm, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương lưu ý cần tăng năng lực sản xuất để đảm bảo các mục tiêu được đề ra.

Ngày 12/9 sẽ khai mạc phiên họp thứ 15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hộiPhiên họp chuyên đề tháng 8: Tập trung hoàn thiện dự án Luật Đất đaiNgày 29/8 sẽ khai mạc Phiên họp bất thường của Ủy ban Thường vụ Quốc hộiPhiên họp chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ khai mạc ngày 15/8Tập trung thực hiện 3 Chương trình mục tiêu Quốc giaTập trung nguồn lực, phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm

Tham dự cuộc họp còn có Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Qúy Phương.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyên Văn Phương kết luận cuộc họp

Nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch

Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh trong 9 tháng đầu năm, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đại Vui cho biết, tỉnh đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội thực hiện đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Đáng chú ý, ngành du lịch tiếp tục duy trì với đà phục hồi rất tốt; theo đó, trong tháng 9, lượng khách du lịch tăng 10 lần và doanh thu du lịch tăng 20 lần so với cùng kỳ; tính chung 9 tháng, khách du lịch ước đạt 1.511 nghìn lượt, gấp 2,4 lần và tổng thu từ du lịch ước đạt 3.334 tỷ đồng, gấp 3 lần so với cùng kỳ.

Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng ước đạt 919 triệu USD, tăng 7,7% và đạt 81,3% kế hoạch, sản xuất công nghiệp tiếp tục hoạt động ổn định, hiệu quả với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,4% so với cùng kỳ, trong đó: Công nghiệp khai khoáng ước giảm 10,5%; công nghiệp chế biến. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 20.495 tỷ đồng, bằng 73,2% KH, tăng 8,2% so với cùng kỳ. Thu ngân sách ước đạt 9.103,3 tỷ đồng, vượt 32,7% dự toán và tăng 17,6% so với cùng kỳ. Về thu hút đầu tư, từ đầu năm đến nay, đã cấp phép cho 24 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư cấp mới đạt 12.189 tỷ đồng.

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay cơ bản hoàn thành thu hoạch lúa vụ hè thu, diện tích còn lại chưa thu hoạch khoảng 12 ha ở huyện A Lưới; năng suất bình quân ước đạt 57,1 tạ/ha.

Ảnh hưởng của cơn bão số 4 vừa qua bước đầu không có thiệt hại về người; có 8 người bị thương, 6 nhà bị sập hoàn toàn, 419 nhà bị tốc mái; 114 ha hoa màu, 3 ha cây ăn quả, 30 ha cây trồng lâu năm bị ảnh hưởng; 585 cây xanh bị đổ, ngã; khoảng 3.245m bờ sông, bờ biển bị xâm thực, sạt lở nghiêm trọng.

Sau khi bão đi qua, lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp về các địa phương kiểm tra, nắm tình hình; tổ chức cuộc họp với các sở, ngành, địa phương để nghe báo cáo tình hình và bàn các giải pháp khắc phục, hỗ trợ đảm bảo ổn định đời sống nhân dân.

Các nhà thầu đang tăng tốc để dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn sẽ hoàn thành trong tháng 11

Tiếp tục đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Tại buổi họp, các địa phương, sở, ngành đã báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội và thảo luận nhiều vấn đề “nóng” hiện nay. Theo đó, khắc phục ảnh hưởng của bão số 4; công tác phòng chống cháy nổ ở các ngôi chợ; giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công được đặc biệt quan tâm.

Sau khi nghe ý kiến từ lãnh đạo các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho rằng, thời gian năm 2022 không còn nhiều, các địa phương, sở, ngành đẩy mạnh các biện pháp thực hiện hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công  năm 2022 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 của tỉnh và các địa phương trình cấp có thẩm quyền theo quy định.

Nhấn mạnh về nhiệm vụ trước mắt, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương yêu cầu khẩn trương khắc phục hậu quả của cơn bão số 4, trong đó thực hiện ngay công tác hỗ trợ kịp thời cho người dân bị ảnh hưởng do thiên tai sớm ổn định cuộc sống. Cùng  với đó là rà soát, xây dựng các phương án, kế hoạch phòng, chống lụt, bão; tăng cường kiểm tra các công trình, hồ đập, bảo đảm an toàn cho người dân trong mùa mưa bão năm nay.

Về các biện pháp phát triển kinh tế, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu  Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương chuẩn bị các điều kiện để tổ chức sản xuất vụ đông xuân 2022 - 2023. Tăng cường công tác giám sát chặt chẽ tiến độ, kịp thời hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để triển khai và đưa vào hoạt động các dự án sản xuất công nghiệp; tiếp tục xúc tiến, kêu gọi các Tập đoàn lớn, có thương hiệu đầu tư phát triển các ngành công nghiệp tạo năng lực mới. Tập trung các giải pháp quyết liệt đẩy nhanh vốn đầu tư công. Tiếp tục chỉ đạo 4 Tổ công tác giám sát, quản lý các dự án đầu tư để đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án ngoài ngân sách và giải ngân vốn đầu tư công các dự án sử dụng vốn ngân sách.  

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành hỗ trợ hoàn chỉnh các thủ tục để sớm triển khai các dự án trọng điểm của tỉnh và  triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025; thực hiện lồng ghép, phân bổ các nguồn vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia đảm bảo thiết thực, hiệu quả, đúng mục tiêu; tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch. “giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ hết sức quan trọng, cần đặc biệt quan tâm trong 3 tháng cuối năm. Đây là thời điểm bước vào mùa mưa lũ nên sẽ có những khó khăn khách quan, do vậy cần sự quyết tâm, nỗ lực cao nhất. Tuy nhiên, nếu vì lý do chủ quan, địa phương, đơn vị nào chậm giải ngân vốn đầu tư công sẽ phải kiểm điểm, chịu trách nhiệm”, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn phương nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Lê Thọ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội

Công tác an sinh xã hội trên địa bàn thời gian qua đã có nhiều khởi sắc. Từ những chính sách, các chương trình, dự án, hoạt động trợ giúp, nhiều hoàn cảnh được tiếp cận các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, được nâng cao kỹ năng để giải quyết khó khăn về vật chất và tinh thần.

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội
Đọc sách là xây dựng xã hội tri thức

Đọc sách là một hành vi văn hóa của loài người đã mấy nghìn năm nay. Một trong những tiêu chí đã xác định một nền văn minh là phải có chữ viết và chữ viết tồn tại, phát huy, bảo tồn được các giá trị văn hóa của một quốc gia, dân tộc và rộng hơn nữa là nhân loại không nằm ngoài sách.

Đọc sách là xây dựng xã hội tri thức
Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
Return to top