ClockThứ Hai, 03/04/2023 12:41

Bò xông khói - đặc sản nhiều người mê

TTH - Từ Hà Nội, anh Nguyễn Văn Lâm gọi vào cho người quen ở thị trấn A Lưới (huyện A Lưới) nhờ tìm mua món bò xông khói, nhưng chưa có đợt hàng mới. Dù phải chờ đợi, song anh Lâm nói rất đáng để được thưởng thức khi lỡ nghiền món ăn này.

Đi chợ phiên A Lưới mua đặc sản vùng caoLãnh đạo tỉnh và quân đội tặng quà tết gia đình chính sách, hộ nghèo A LướiĐộc đáo 100 món ngon A Lưới

leftcenterrightdel
 Bò xông khói được bán ở cửa hàng nông sản Lan Chi tại thị trấn A Lưới

Anh Lâm kể, anh làm nghề du lịch nên đã được ăn thịt bò tươi ở A Lưới. Tình cờ một lần mua bò xông khói từ gian hàng đặc sản tại địa phương này, anh mang về gia đình ăn thử và thấy rất ngon. “Bò xông khói A Lưới còn giữ mùi thơm nguyên bản, thớ thịt mềm, xé bằng tay rất dễ chứ không khô cứng như những nơi khác”, anh Lâm nhận xét.

Tại Huế, mặt hàng này cũng chiếm được cảm tình của thực khách. Chị Nguyễn  Mỹ Hiền (Thủy Bằng, Hương Thủy) bảo trước tết, nhận được hàng, chị mang áp chảo cho nóng như hướng dẫn. Thịt này xé chấm muối ớt đồng bào làm hoặc tương ớt ăn rất ngon. Chị Hiền nói: “Món ăn này không có sẵn nên mình mua một lúc mấy gói bỏ tủ lạnh và đãi khách đến nhà chơi. Nếu có đại lý ở dưới thành phố thì sẽ rất tiện và chắc chắn được nhiều người ủng hộ”.

Địa hình đặc thù độ cao 680m-1150m, điều kiện khí hậu thổ nhưỡng và phương thức chăn nuôi khiến thịt bò A Lưới thơm, ngon, ngọt mềm. “Thịt bò vàng A Lưới” được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận nhãn hiệu tập thể. UBND tỉnh đã cấp chứng nhận OCOP 3 sao cho sản phẩm này. Mới đây, UBND huyện đã công bố nhãn hiệu tập thể “Thịt bò vàng A Lưới” được chứng nhận bảo hộ quốc gia.

Năm 2012, chị Hồ Chị Diệu Chi cùng gia đình thử nghiệm làm thử heo một nắng, bò một nắng, trâu một nắng thăm dò thị trường. Năm 2017, chị đầu tư bài bản và xây lò quy mô chuyển sang làm bò xông khói. Mẻ thịt xông khói đầu tiên được khách hàng Hà Nội mua toàn bộ. “Thừa thắng xông lên”, chị tiếp tục làm nhiều hơn. “Nhớ nhất lúc mở quầy hàng, một nữ du khách Huế thấy mình đang sắp xếp sản phẩm thịt bò xông khói đóng gói liền đến hỏi, ăn thử. Thấy ngon, cô ấy cùng các vị trong đoàn khen và mua mang về nhiều. Cảm giác nhìn khách ăn, nhấm nháp thử vị và khen là mình thấy vui lắm”, chị Chi kể.

Qua nhiều năm, kinh nghiệm cho thấy chỉ có dùng thịt bò giống bản địa ở A Lưới sản phẩm mới thơm ngon, mềm. Thịt bò xông khói của gia đình chị Chi chỉ dùng muối, ớt, sả với tỷ lệ nhất định, ướp qua đêm, ngoài ra không bỏ thêm gì khác nhằm giữ nguyên hương vị thịt bò. Tất cả dùng than củi xông trong lò thủ công từ 5h sáng đến 5h chiều. “Vất vả nhất là phải canh cho lửa đều để thành phẩm đến tay khách hàng nhìn mặt ngoài láng, thớ đều, thấm vị. Mỗi lần làm, phải thuê thêm người canh độ nóng lửa cho đều, theo dõi chất lượng thịt. Nhằm tiết kiệm thời gian, công sức, gia đình chị thử dùng máy sấy, song bò bị khô và xơ sợi, mất mùi thơm nguyên bản.

Hiện bò xông khói đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành; trong đó, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Tháp đặt hàng nhiều nhất. Cơ sở đang cố gắng giữ giá bò xông khói ở mức ổn định 900 ngàn đồng/kg, dù giá thịt bò tươi đang tăng.

Chị Diệu Chi cho hay, sản phẩm này hiện đang trong quá trình làm thủ tục đăng ký OCOP xã Hồng Thượng. Bò xông khói được bán ở cửa hàng nông sản Lan Chi tại thị trấn A Lưới và nhận giao hàng tận nơi theo yêu cầu của khách.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện A Lưới, ngoài thịt tươi, các sản phẩm khác được làm từ thịt bò A Lưới còn khá ít khiến việc bảo quản, vận chuyển đặc sản này không hề dễ dàng. Bò xông khói góp phần lan tỏa thương hiệu cho thịt bò A Lưới. Theo bà Nguyễn Thị Thanh, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện A Lưới, phòng đang hướng dẫn cơ sở hoàn thiện các thủ tục, chuẩn hóa tiêu chí. Trên cơ ở đó sẽ nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm bò xông khói để có mã số, mã vạch, đáp ứng các tiêu chí chất lượng, qua đó thẩm định mức sao tương ứng cho sản phẩm OCOP.

Bài, ảnh: Linh Tuệ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển kinh tế từ cây đặc sản

Bằng sự chăm chỉ, chịu khó học hỏi, chị Đặng Thị Trai Dung (sinh năm 1963), tổ dân phố Lương Quán, phường Thủy Biều, TP. Huế đã phát triển kinh tế gia đình nhờ vào trồng cây đặc sản thanh trà, bưởi của địa phương. Chị cũng rất nhiệt tình tham gia công tác hội và các phòng trào của địa phương.

Phát triển kinh tế từ cây đặc sản
“Góc Huế” tại AEON MALL

Trung tâm thương mại AEON MALL Huế đã tạo nên sức hút lớn trong những ngày đầu mở cửa đón khách, khi lượng khách đến đây tham quan, mua sắm rất sôi động. Cùng với các thương hiệu nổi tiếng, không gian văn hóa địa phương (Local Corner) tạo dấu ấn rất riêng không chỉ cho trung tâm thương mại này, mà còn là điểm nhấn thể hiện sự đồng hành của chính quyền và các sở, ban, ngành trong hành trình đưa sản phẩm Huế đến gần với các chuỗi cung ứng lớn.

“Góc Huế” tại AEON MALL
“Săn” cá bống suối

Hôm đến xã Hồng Thủy xa xôi của huyện biên giới A Lưới, tôi gặp hình ảnh dưới dòng suối uốn lượn giữa núi rừng, người phụ nữ Pa Cô đang mải miết “săn” cá bống. Mồ hôi ướt lưng chiếc áo cũ, dệt bằng vải zèng truyền thống, nhỏ giọt trên đôi má hồng rực lên dưới nắng. Nụ cười cũng rạng rỡ như nắng và mộc mạc, hiền lành như lá rừng. “Bức tranh” thật đẹp khiến chúng tôi không thể nào không “chốt” cái hẹn ngược suối.

“Săn” cá bống suối
Nem chua, đặc sản xứ Huế

Người Huế khá cầu kỳ và công phu nên món ăn, dù là bình dân hay sang trọng, đều phải đảm bảo cả hai tiêu chí: đẹp mắt và ngon miệng. Nem chua xứ Huế là một đặc sản, bởi nó có sự giao thoa giữa ẩm thực cung đình và dân gian, là một món ngon hấp dẫn và không quá đắt đỏ.

Nem chua, đặc sản xứ Huế
Đặc sản thịt bò vàng A Lưới ra chợ

Giờ đây, ra chợ thị trấn A Lưới, du khách có thể mua được thịt bò vàng tươi với nhãn hiệu được in rõ tại gian hàng. Sắp tới, một gian hàng đặc sản tương tự cũng sẽ có mặt tại chợ phiên theo chủ trương của lãnh đạo huyện vùng cao này.

Đặc sản thịt bò vàng A Lưới ra chợ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top