ClockThứ Tư, 26/01/2022 10:00

Tỷ lệ gia tăng lao động trong doanh nghiệp đang chững lại

Theo Tổng cục Thống kê, kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế năm 2021 cho thấy, quy mô doanh nghiệp (DN) của Việt Nam giai đoạn 2016-2020 vẫn duy trì mô hình chủ yếu là DN nhỏ và vừa, đồng thời tỷ lệ gia tăng lao động chững lại so với giai đoạn 2006-2016…

Trao 436 suất quà “Tết sum vầy”Trao 3 “Điều ước đoàn viên” cho đoàn viên công đoànLao động Việt có nhiều cơ hội làm việc ở nước ngoài năm 2022Tư vấn sinh kế cho lao động khó khăn về từ vùng dịchTrao giải "Cây chổi vàng" tôn vinh công nhân vệ sinh môi trườngPhó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ thăm, tặng quà người lao độngĐạt được thỏa thuận giữa các bênPhó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm, tặng quà Tết cho các gia đình chính sách, lao động khó khăn

Năm 2021, doanh nghiệp vừa duy trì sản xuất, vừa đáp ứng yêu cầu phòng dịch.

Tổng điều tra kinh tế 2021 do Tổng cục Thống kê thực hiện có quy mô lớn, nội dung phức tạp, liên quan đến 4 loại đơn vị điều tra, bao gồm: DN; cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể; đơn vị sự nghiệp, hiệp hội; cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng. Cụ thể, có gần 6 triệu đơn vị, tăng 8% (tăng 444,7 nghìn đơn vị) so với năm 2016. Bình quân mỗi năm giai đoạn 2016-2020, số lượng đơn vị tăng 1,9%/năm, cao hơn mức tăng 1,5%/năm của giai đoạn 2011-2016 và thấp hơn mức tăng 4,9%/năm của giai đoạn 2006-2011.

Số lượng lao động trong các đơn vị điều tra năm 2020 là gần 26 triệu người, tăng 3% (tăng 752,8 nghìn người) so với năm 2016. Bình quân mỗi năm giai đoạn 2016-2020, số lượng lao động tăng 0,7%/năm, thấp hơn mức tăng 3,6%/năm của giai đoạn 2011-2016 và mức tăng 7,7%/năm của giai đoạn 2006-2011.

Theo đó, số DN có mức tăng cao nhất trong các loại đơn vị điều tra cả về số lượng và lao động. Tính đến 31/12/2020, cả nước có 683,6 nghìn DN thực tế đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh, tăng 35,3% (tăng 178,5 nghìn DN) so với năm 2016. Giai đoạn 2016-2020, bình quân mỗi năm số DN tăng 7,9%. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn thấp hơn mức tăng 8,7% bình quân năm của giai đoạn 2011-2016. Trong năm 2020, các DN cũng đã thu hút trên 14,7 triệu lao động, tăng 4,7% so với năm 2016. Bình quân mỗi năm trong giai đoạn 2016-2020, số lao động tăng 1,2%, thấp hơn mức tăng 5,1%/năm của giai đoạn 2011-2016.

Xu hướng giảm lao động cũng thấy rõ ở các loại hình đơn vị sản xuất kinh doanh khác. Cụ thể, hợp tác xã (HTX) có mức tăng cao về số lượng đơn vị, nhưng giảm mạnh về số lao động. Bình quân giai đoạn 2016-2020, mỗi năm số lượng HTX tăng 3,5%, cao hơn mức giảm bình quân 0,8% của giai đoạn 2011-2016; mỗi năm số lao động trong các HTX giảm 4,4%, trái ngược so với mức tăng bình quân 0,2%/năm của giai đoạn 2011-2016.

Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể tăng cả về số đơn vị và số lao động, nhưng thấp hơn nhiều so với các giai đoạn trước đây. Trong năm 2020, mặc dù tỷ trọng số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể khá cao, chiếm tới 86,6% trong tổng số đơn vị điều tra, nhưng tổng số lao động của cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể chỉ chiếm khoảng 32,8% trong tổng số lao động của các đơn vị điều tra. Lý do, các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể thường có quy mô lao động rất nhỏ từ 1,5 đến 1,7 lao động/cơ sở...

Quy mô lao động bình quân một đơn vị điều tra năm 2020 biến động không đều so với năm 2016, trong đó giảm mạnh ở khối DN. Lao động bình quân trong một đơn vị điều tra giảm nhẹ từ 4,5 người năm 2016 xuống 4,3 người năm 2020. Riêng khu vực DN giảm từ 27,2 người xuống 21,5 người (DN nhà nước tăng từ 476,8 người lên 506,4 người; DN ngoài nhà nước giảm từ 17,2 người xuống 13 người; DN FDI giảm mạnh từ 286 người xuống 229,4 người).

Xét theo khu vực kinh tế, lao động bình quân trên một đơn vị đều giảm ở tất cả các khu vực; khu vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ không biến động lớn, tuy nhiên khu vực nông-lâm nghiệp và thủy sản giảm mạnh với mức 16% so với năm 2016.

Theo đánh giá của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, dịch COVID-19 đã tác động lớn đến cơ cấu, tổ chức sử dụng nhân lực tại các doanh nghiệp. Nhiều lĩnh vực đã tái cơ cấu bộ máy, ứng dụng công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu chống dịch, duy trì sản xuất.

Theo Tin tức TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng hạng chỉ số PCI: Lấy doanh nghiệp làm trung tâm

Dù chỉ số PCI (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - Provincial Competitiveness Index) năm 2023 giảm 2 bậc trong bảng xếp hạng, nhưng Thừa Thiên Huế vẫn nằm trong nhóm tốt của cả nước và đứng vị trí thứ 8 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Nhiều chỉ số thành phần được cải thiện đáng kể là minh chứng cho những nỗ lực của tỉnh trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh những năm gần đây.

Nâng hạng chỉ số PCI Lấy doanh nghiệp làm trung tâm
Hơn 6 ngàn vị trí việc làm đang chờ người lao động

Sáng 25/5, UBND TX. Hương Thủy tổ chức “Ngày hội việc làm - Tuyển sinh học nghề gắn với chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững” năm 2024, thu hút hơn 800 đoàn viên thanh niên, học sinh, người lao động trên địa bàn tham gia.

Hơn 6 ngàn vị trí việc làm đang chờ người lao động
Quản trị kinh doanh mô hình tinh gọn

Sáng 25/5, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hội Doanh nhân trẻ tỉnh tổ chức khai giảng khóa đào tạo “Quản trị kinh doanh mô hình tinh gọn” (Mini MBA). Khóa đào tạo kéo dài trong 5 tuần, thu hút hơn 60 doanh nghiệp (DN) tham gia.

Quản trị kinh doanh mô hình tinh gọn
Giữ chân người lao động ở lại hệ thống an sinh

Số lượng người lao động (NLĐ) rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần liên tục tăng trong những tháng đầu năm 2024 nên cùng với việc tuyên truyền, vận động NLĐ ngừng rút BHXH một lần, BHXH tỉnh tuyên truyền về lợi ích khi nhận lương hưu và các chính sách an sinh dành cho NLĐ khi tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện sau khi nghỉ việc.

Giữ chân người lao động ở lại hệ thống an sinh

TIN MỚI

Return to top